ClockThứ Bảy, 29/12/2018 07:56

Hướng đến chính quyền phục vụ, kiến tạo

TTH - Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, Chính quyền điện tử (CQĐT), đô thị thông minh (ĐTTM) là mục tiêu, nhu cầu và là xu thế tất yếu nhằm hướng đến một chính quyền phục vụ, kiến tạo. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đúc rút kinh nghiệm và tiếp tục triển khai các bước theo lộ trình.

Đưa Trung tâm Giám sát, Điều hành đô thị thông minh tỉnh vào hoạt độngLấy người dân làm trung tâm, chính quyền phục vụ

Tăng tương tác trên môi trường mạng

Để xây dựng CQĐT, UBND tỉnh đã triển khai điện tử hóa 4 thành phần quan trọng là: cơ quan điện tử, công chức điện tử, công dân điện tử và doanh nghiệp điện tử. Tỉnh thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công (TTPVHCC) cấp tỉnh, cấp huyện. Đây là nơi duy nhất tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp thông tin, dịch vụ về các TTHC nhanh chóng, thuận tiện thông qua hệ thống trang thiết bị CNTT hiện đại, cung cấp cho người dân, doanh nghiệp các hình thức đăng ký TTHC trực tuyến.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (bên trái) nhận Giấy chứng nhận xếp hạng nhất về xây dựng Chính phủ điện tử cấp tỉnh

Thông qua ứng dụng Dịch vụ đô thị thông minh (HUE-S) bằng điện thoại di dộng hỗ trợ cho phiên bản Android và IOS đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký sử dụng dịch vụ công trực tuyến, qua đó đa dạng hóa hình thức tiếp cận với dịch vụ hành chính công. Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc TTPVHCC tỉnh thông tin, đến nay, cổng dịch vụ công của tỉnh có 2.585 TTHC công; trong đó, đã cung cấp 100% dịch vụ công mức độ 1, 99,9% mức độ 2, mức độ 3 là 71,5% và mức độ 4 là 30,9%. Với hệ thống này, người dân có thể thực hiện đăng ký các TTHC, thực hiện thanh toán trực tuyến và có thể đăng ký tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện mà không cần phải đến trực tiếp tại các TTPVHCC.

Mô hình Cổng thông tin điện tử đa cấp, đa chiều, liên thông cấp tỉnh đến cấp xã tạo điều kiện cho công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành trên môi trường mạng. Việc đầu tư xây dựng thông qua hệ thống trang điều hành tác nghiệp đa cấp theo giải pháp tập trung, tạo thành hệ thống công sở điện tử trong hệ thống cơ quan nhà nước, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người dân có thể tương tác, làm việc khi truy cập hệ thống, nhận được thông tin ở mọi lúc mọi nơi, các ý kiến chỉ đạo điều hành được thực hiện và giám sát xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã trên môi trường mạng. Ngoài ra, hình thức thanh toán trực tuyến cũng được đưa vào triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả.

Theo Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hoàng Ngọc Khanh, cái gốc của việc nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước là hình thành, chuẩn hóa, công khai hóa các quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị mình đối với tổ chức, công dân cũng như trong điều hành, quản lý cơ quan. Ứng dụng CNTT phải được xem như là một cuộc cách mạng thật sự trong đổi mới CCHC. Bên cạnh đó, xây dựng CQĐT đã làm thay đổi nhận thức trong CBCCVC chuyển từ lề lối làm việc giấy tờ sang phong cách làm việc mới trên môi trường mạng, bước đầu tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tiết kiệm được thời gian, chi phí, mặt khác nâng cao hiệu quả công việc, hình thành nền hành chính chuyên nghiệp, góp phần nâng cao các chỉ số cạnh tranh của tỉnh.

Xây dựng doanh nghiệp điện tử, công dân điện tử

Việc triển khai xây dựng CQĐT của tỉnh phát triển theo tuần tự từ ứng dụng tin học, đến giai đoạn tích hợp hệ thống chiều sâu và hiện tại phát triển trên nền tảng thông minh là hướng đi đúng đắn, hiệu quả.

Giao dịch tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Tập trung phát triển dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) với nhiệm vụ xây dựng các hệ sinh thái y tế, giáo dục, du lịch, giao thông, môi trường thông minh; phát triển kinh tế số; xây dựng thẻ điện tử thông minh; phổ biến, hướng dẫn mọi người dân có thể tiếp cận được các dịch vụ ĐTTM... là thông tin mà Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ. “Bằng nhiều cách thức tiếp cận khác nhau, người dân đã chuyển từ “công dân truyền thống”, với những giao dịch trực tiếp sang “công dân điện tử” – từng bước tiếp cận, ứng dụng CNTT để phục vụ cho những giao dịch hành chính công trực tuyến. Qua đó, CQĐT trở nên gần dân hơn, thực hiện tôn chỉ chính quyền phục vụ Nhân dân”- ông Sơn nói.

Tỉnh tiếp tục phát triển CQĐT theo 3 định hướng, đó là hiện đại hóa cơ sở hạ tầng CNTT và quy hoạch tích hợp hệ thống thông tin trên nền tảng kết nối, chia sẻ; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công thông qua việc xây dựng môi trường thông tin điện tử cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao; nâng cao nhận thức người dân, chú trọng tới lợi ích của tổ chức và công dân, lấy người dân làm trọng tâm, rút ngắn khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng dụng CNTT.

“Xây dựng CQĐT các cấp nhằm hiện đại hóa nền hành chính, đẩy nhanh tiến độ CCHC, qua đó chuyển dịch dần từ “Chính quyền quản lý” sang “Chính quyền phục vụ, kiến tạo”. Đặc biệt, tích cực triển khai đồng loạt và sâu rộng các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng một CQĐT đúng nghĩa với các công chức điện tử, cơ quan điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử”- Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Năm 2018, thẻ điện tử công chức được triển khai trong cơ quan nhà nước cấp tỉnh và đồng loạt áp dụng cho toàn tỉnh trong các năm tiếp theo. Tỉnh đang thí điểm thẻ điện tử cá nhân và thẻ điện tử doanh nghiệp. Tương tự thẻ điện tử công chức, hai loại thẻ này nhằm hướng đến việc cung ứng dịch vụ hành chính công, dịch vụ sự nghiệp, dịch vụ công ích một cách chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả với phương châm “Thân thiện hơn, đơn giản hơn và đúng hẹn hơn”.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
HỘI NGHỊ CẤP CAO TRUYỀN THÔNG THẾ GIỚI (WMS) LẦN THỨ SÁU:
Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Truyền thông thế giới (WMS) lần thứ sáu đang diễn ra, các chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi, đưa ra những hiểu biết sâu sắc về các cơ hội mới nổi, cùng nhau điều hướng giải quyết nhiều thách thức cấp bách và khám phá những hướng đi mới cho tiến trình cộng tác.

Hướng đến đổi mới, đoàn kết xây dựng tương lai chung
Return to top