ClockThứ Hai, 27/07/2020 21:24
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ LỘC LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2020-2025

Hướng đến mục tiêu trở thành vùng kinh tế trọng điểm

TTH - Nhiệm kỳ 2015-2020, Phú Lộc có 9 chỉ tiêu quan trọng đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó có tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, xây dựng; thu ngân sách; tổng vốn đầu tư toàn xã hội...

Bí thư Huyện ủy Phú Lộc Đặng Ngọc Trân cho rằng, những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng, là động lực giúp Phú Lộc tiếp tục khai thác hiệu quả các vùng kinh tế của huyện để phát triển nhanh, bền vững.

Bí thư Huyện ủy Phú Lộc Đặng Ngọc Trân

Thưa ông, để đầu tư có trọng điểm, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong giai đoạn mới, Huyện ủy đã có giải pháp nào để tạo động lực phát triển đồng đều giữa các vùng kinh tế của địa phương?

Phú Lộc có 4 vùng kinh tế quan trọng. Đối với vùng kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Huyện ủy chủ trương đầu tư phát triển hoàn chỉnh theo quy hoạch đã được phê duyệt, từng bước tiến tới hình thành đô thị Chân Mây – Lăng Cô. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các đô thị nghỉ dưỡng ven biển và lĩnh vực công nghiệp... Đến nay, đã thu hút được 44 dự án với tổng số vốn đăng ký 76.146 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án du lịch với tổng vốn đăng ký 66.938,9 tỷ đồng.

Tại vùng trung tâm huyện lỵ, sẽ chú trọng phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch, thương mại; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển đô thị trung tâm chính trị - hành chính để tạo điều kiện cho các đô thị vệ tinh phát triển. Đồng thời, mở rộng thị trấn Phú Lộc về hướng xã Lộc Trì để hình thành thị trấn Cầu Hai.

Với vùng đồng bằng, gò đồi sẽ ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thị trường, gắn với phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến...

Riêng đối với vùng kinh tế ven biển, đầm phá, huyện quan tâm lãnh đạo phát triển các lĩnh vực có lợi thế như nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản. Kết hợp chặt giữa phát triển kinh tế biển và đầm phá nhằm tạo động lực chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện xác định ngành kinh tế mũi nhọn là gì và đâu là ngành tạo bước đột phá cho nền kinh tế của huyện?

Trong giai đoạn mới, Đảng bộ huyện tiếp tục xác định chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Riêng đối với du lịch - một lĩnh vực của ngành dịch vụ sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn và công nghiệp sẽ tạo bước đột phá cho nền kinh tế của huyện.

Đối với lĩnh vực du lịch, Đảng bộ huyện sẽ có những lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể nào để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thưa ông?

Huyện sẽ ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, chú trọng phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao. Phấn đấu tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 63%, thu hút 50% tổng lao động xã hội.

Mục tiêu của huyện là phối hợp xây dựng khu du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương thành trung tâm du lịch tổng hợp chất lượng cao, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế. Có giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng Vườn Quốc gia Bạch Mã; xây dựng các khu vui chơi giải trí ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Lộc Bình, thị trấn Phú Lộc và các dịch vụ trên biển để thu hút du khách.

Và giải pháp để đột phá trong công nghiệp sẽ như thế nào?

Huyện phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng tạo bước phát triển đột phá cho nền kinh tế, ưu tiên tạo điều kiện đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Hỗ trợ điều kiện để triển khai các dự án sản xuất lắp ráp ôtô, nhà máy điện khí hydro, dệt may... Phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng như chế biến thủy, hải sản, nông sản, thực phẩm, chế biến gỗ, khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng... Phấn đấu lao động công nghiệp sẽ chiếm 34% lao động xã hội trên địa bàn.

Trong xu thế phát triển, không thể tách rời các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp. Huyện ủy đã có giải pháp nào để lãnh đạo vấn đề này?

Đây là vấn đề địa phương rất quan tâm nhằm thu hút vốn đầu tư trong toàn xã hội. Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ mới, Huyện ủy đã xây dựng giải pháp lãnh đạo thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, nhất là các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2045, Phú Lộc được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Ông có thể cho biết hướng đi của Phú Lộc để đạt được mục tiêu trên?

Huyện ủy đã đề ra các giải pháp huy động tốt mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Đặc biệt, Huyện ủy chủ động phối hợp cùng với tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư, tạo đột phá trong phát triển nhanh Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu Công nghiệp La Sơn, đầm Cầu Hai và Vườn Quốc gia Bạch Mã. Tăng cường liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng Phú Lộc trở thành vùng kinh tế trọng điểm, phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thì công tác xây dựng Đảng là then chốt. Xin ông cho biết những quan tâm của Huyện ủy về công tác này thời gian tới?

Đảng bộ Phú Lộc hiện có 39 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, ngoài triển khai thực hiện Nghị quyết toàn khóa, sẽ tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, lựa chọn các vấn đề, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương để ban hành các nghị quyết chuyên đề, triển khai thực hiện.

Điều quan tâm nhất là tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Cụ thể hóa các chủ trương của Trung ương, của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch và đào tạo luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện chặt chẽ công tác đánh giá cán bộ hàng năm gắn với việc xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ. Chuẩn hóa và trẻ hóa cán bộ các cấp trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, trước hết là đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy và cán bộ chủ chốt các cấp, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Xin cảm ơn ông!

Bá Trí (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ có khi vẫn chưa nhận ra được mình đang hoặc đã từng bị bạo lực giới, dù ở mức độ ít hay nhiều, nặng hay nhẹ. Một khi nhận diện được vấn đề này, phụ nữ hay trẻ em gái mới có thể phát huy và thúc đẩy bình đẳng trong cuộc sống.

Nhận diện bạo lực giới và hướng đến sự bình đẳng
KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Theo UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 là chương trình trọng điểm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Hướng đến sản xuất xanh

Tăng trưởng xanh - sản xuất xanh là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp (DN) đang hướng đến, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và phù hợp với xu hướng chung của thị trường trong và ngoài nước.

Hướng đến sản xuất xanh
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Return to top