ClockThứ Năm, 12/01/2023 14:07

Kỷ niệm 122 năm ngày mất thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH.VN - Sáng 12/1, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Hội LHPN thành phố tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) nhân kỷ niệm 122 năm ngày mất của bà.

Ấm áp từ “mái nhà chung” của phụ nữ khuyết tậtKhông để bạo hành gia đình xâm lấnPhụ nữ A Lưới phát triển nông sản địa phương

Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại khu vực Núi Bân

Bà Hoàng Thị Loan sinh năm Mậu Thìn (1868) tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn (nay là xóm Trù 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), trong một gia đình nhà nho hiếu học.

Từ thuở nhỏ bà đã được chăm sóc, dạy dỗ ân cần từ thân sinh Hoàng Xuân Đường và thân mẫu Nguyễn Thị Kép. Bà ảnh hưởng sâu sắc những đặc tính: thương người, giàu lòng nhân ái, trọng nghĩa thủy chung; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của hai dòng họ, hai gia đình nội ngoại; là người chịu khó học hỏi, tự trang bị cho mình vốn văn hóa sâu sắc.

Để giúp chồng ăn học, năm 1895, bà cùng chồng (ông Nguyễn Sinh Sắc)  và hai con vượt chặng đường thiên lý vào Kinh đô Huế, lấy nghề dệt vải làm kế mưu sinh. 

Năm Canh Tý (1900), Bà Hoàng Thị Loan sinh thêm cậu Nguyễn Sinh Xin trong hoàn cảnh thiếu thốn vất vả và trong lúc chồng đi coi kỳ thi Hương ở tỉnh Thanh Hóa. Bà lâm bệnh nặng, mặc dù được người con Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) cùng bà con lối xóm tận tình thuốc thang, nhưng do căn bệnh hiểm nghèo, sức khỏe quá yếu, bà trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-2-1901).

Theo đại diện Bảo tàng Hồ Chí Minh, cuộc đời bà Hoàng Thị Loan là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, sự hi sinh to lớn, lòng nhân ái bao dung của người phụ nữ Việt Nam. Đức tính hiếu thảo, đảm đang, chung thủy,  giản dị, chân thật...của bà đã tác động sâu sắc đến sự hình thành nhân cách cao thượng, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm thương dân sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

TIn, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế

Chẳng may đau ốm, bệnh tật... khiến nhiều phụ nữ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Nhưng, họ chưa bao giờ bị “bỏ lại phía sau”, bởi bên cạnh họ luôn có sự giúp đỡ, chăm lo của các cấp hội phụ nữ.

Hỗ trợ, chăm lo cho phụ nữ đơn thân, yếu thế
Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024

“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới” là chủ đề Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 do thị xã Hương Thủy tổ chức sáng 29/11.

Hương Thủy phát động Tháng bình đẳng giới năm 2024
Return to top