ClockThứ Bảy, 27/01/2018 06:36

Lao động phổ thông dễ kiếm việc làm

TTH - Cuối năm, nhu cầu việc làm của người lao động (NLĐ) tăng cao nhưng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ít, chủ yếu tập trung cho lao động phổ thông.

Cả doanh nghiệp và người lao động đều loTừ 1/1/2018, nhiều chính sách tác động lớn đến người lao động có hiệu lựcĐồng hành cùng người lao độngCùng công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao động

Lao động tìm kiếm cơ hội ở sàn giao dịch việc làm

Nhu cầu việc làm vẫn lớn

Cuối năm 2017, sàn việc làm chuyên đề được Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức dành riêng cho Công ty CP Thương mại Nguyễn Kim. Dù nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chưa đến 100 lao động, song đã có trên 1.600 người đăng ký, 950 người đến phỏng vấn trực tiếp. Bà Đoàn Thị Minh Thu, Trưởng phòng Nhân sự - Trung tâm Điện máy Nguyễn Kim tại Đà Nẵng cho biết, sắp tới, Trung tâm Điện máy Nguyễn Kim tại Huế sẽ khai trương nên công ty tuyển dụng nhân sự tất cả các vị trí, từ trưởng phòng, quản lý, bán hàng, kế toán đến nhân viên các phòng ban, bảo vệ, kho bãi...

Sau sàn việc làm, doanh nghiệp này đã tuyển đủ 67 lao động. Bà Thu cho hay, chất lượng LĐ của Huế có kiến thức, trình độ cao, ngành nghề phù hợp với vị trí tuyển dụng. Tuy nhiên, để đáp ứng công việc, LĐ cần có thêm quá trình trải nghiệm, đào tạo. Vì thế, LĐ sau khi trúng tuyển được công ty đưa vào Đà Nẵng để đào tạo các kỹ năng mềm về bán hàng, chăm sóc khách hàng, phổ quát thông tin sản phẩm và các kỹ năng nghề nghiệp đặc thù khác để tích lũy kinh nghiệm trước khi trở về Huế làm việc.

Doanh nghiệp phỏng vấn người lao động tại sàn giao dịch việc làm

Năm 2017, Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 34 phiên giao dịch, tư vấn việc làm cho khoảng 30 nghìn lượt người, giới thiệu việc làm cho khoảng 3.000 người. Nhu cầu việc làm của LĐ Thừa Thiên Huế vẫn ở mức cao. Khác với những năm trước đây, phong trào đi làm việc ở các tỉnh không còn rầm rộ, do mức lương chưa hấp dẫn nên người LĐ chủ yếu tìm việc ở quê nhà. Tuy vậy, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong tỉnh không lớn, hơn nữa, các vị trí và mức lương chưa thật sự hấp dẫn, trung bình dao động từ 3-4 triệu đồng/tháng.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm, tùy theo từng loại hình công việc mà doanh nghiệp có những yêu cầu cụ thể về trình độ tay nghề của NLĐ. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp mong muốn NLĐ phải trang bị được nhiều kỹ năng mềm ngoài tay nghề và kiến thức. Để tìm được việc làm phù hợp, điều quan trọng là NLĐ phải chủ động tìm kiếm thông tin thị trường lao động, tìm kiếm cơ hội việc làm, nhất là trang bị các kỹ năng mềm, như kỹ năng phỏng vấn, chuẩn bị tâm lý và tác phong công nghiệp, chủ động nắm bắt các chính sách của Nhà nước về việc làm, xuất khẩu lao động...

Lao động phổ thông “lên ngôi”

Ông Bùi Khanh, Phụ trách Phòng Tư vấn giới thiệu việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm cho biết: “Nhu cầu tuyển LĐ thời vụ đang tăng cao, chủ yếu là giúp việc gia đình, các cửa hàng, cơ sở dịch vụ cũng cần LĐ phụ việc với mức lương dao động từ 3-5 triệu đồng”. Bởi lẽ, cuối năm bao giờ đơn hàng cũng nhiều hơn, hầu hết các công ty phải tổng lực sản xuất hàng phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào dịp tết. Nhu cầu lao động phổ thông trong các ngành sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc, dịch vụ tăng cao. Một số chủ cửa hàng kinh doanh tạp hóa, dịch vụ nhà sạch, các quán cà phê, nhà hàng… đang cần nhiều LĐ. Những doanh nghiệp tham gia sàn việc làm tuyển LĐ số lượng lớn chủ yếu là tuyển LĐ phổ thông, tập trung ở các doanh nghiệp may mặc, bảo hiểm và dịch vụ.

Mong muốn tìm một công việc phù hợp để thử sức mình là nguyện vọng chung của nhiều ứng viên khi đến tìm việc tại sàn giao dịch việc làm. Tuy vậy, một thực tế diễn ra nhiều năm nay là thị trường thiếu LĐ phổ thông nhưng thừa LĐ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhiều LĐ có trình độ không tìm được việc làm đúng chuyên ngành đành chuyển sang làm LĐ phổ thông với các công việc phục vụ quán ăn, quán café, nhà hàng... vậy nhưng, doanh nghiệp cần LĐ phổ thông cũng ít mặn mà với những đối tượng này vì LĐ có tâm lý chỉ làm tạm thời, sẽ nhảy việc.

Trần Anh Chiến, tốt nghiệp đại học Quản trị Kinh doanh chia sẻ: “Dù nhiều lần tham gia sàn giao dịch việc làm nhưng em vẫn không xin được việc đúng chuyên ngành, hoặc có thì mức lương quá thấp, điều kiện làm việc không tốt nên em đành làm tạm công việc giao hàng để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn”. Tiếp cận một số LĐ tham gia sàn giao dịch việc làm, hầu hết họ đều có tâm lý tìm những công việc ổn định, có tính bền vững. Điều quan trọng nữa với NLĐ là điều kiện làm việc tốt, các chính sách BHXH đầy đủ.

Bài, ảnh: Minh Hiền

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Linh hoạt để gần gũi người lao động

Đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng, đoàn viên, người lao động.

Linh hoạt để gần gũi người lao động

TIN MỚI

Return to top