ClockThứ Bảy, 15/08/2020 13:30

Lập trật tự đô thị

TTH - Cùng với công tác đầu tư hạ tầng giao thông và chỉnh trang đô thị, thành phố đẩy mạnh ra quân lập trật tự đô thị (TTĐT), tập trung các biện pháp giảm ùn tắc giao thông tại các giao lộ, trục đường chính, cổng trường, bệnh viện...

Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị và an toàn giao thôngXử lý gần 3.300 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị

Xử phạt các trường hợp đậu đỗ xe không đúng nơi quy định

Khu vực đường Ngô Quyền cạnh Bệnh viện Trung ương Huế, chợ Hai Bà Trưng hay khu vực chợ Bến Ngự (thuộc phường Vĩnh Ninh) trước đây được xem là những “điểm nóng” về mất an toàn giao thông (ATGT) và TTĐT.

Sau khi Công an TP. Huế, Công an phường và Đội Quản lý đô thị thành phố ra quân xử lý vi phạm như lấn chiếm lòng đường vỉa hè để kinh doanh mua bán, đậu đỗ xe không đúng nơi quy định…, hiện các khu vực này đã thông thoáng và đi vào nề nếp.

Theo báo cáo từ Công an TP. Huế, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện và lập biên bản xử lý trên 8.700 trường hợp, nộp kho bạc Nhà nước trên 7 tỷ đồng. Trong đó, tập trung xử lý các đối tượng vi phạm, nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến TNGT, ùn tắc giao thông như vi phạm về nồng độ cồn, đi vào đường cấm và đường ngược chiều, lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ trái quy định…

Thông qua các đợt ra quân lập lại TTĐT và vệ sinh môi trường, các đơn vị trên địa bàn TP. Huế đã lập biên bản vi phạm hành chính trên 3.000 trường hợp, xử lý 2.900 trường hợp với số tiền gần 700 triệu đồng; tạm giữ, tháo dỡ hơn 5.000 tang vật các loại.

Công tác giải quyết TTĐT được Công an thành phố, Công an các phường và Đội Quản lý đô thị đẩy mạnh triển khai. Qua tuần tra, đã phát hiện và lập biên bản xử lý trên 3.100 trường hợp; đồng thời kiểm soát các địa bàn trọng điểm như Đặng Văn Ngữ, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, kiên quyết lấy lại hè phố cho người đi bộ, lòng đường cho người tham gia giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Từ những biện pháp, đầu năm đến nay, tình hình tai nạn giao thông đã có sự thay đổi tích cực, giảm trên cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Tình hình TTĐT trên địa bàn cơ bản ổn định, đảm bảo mỹ quan đô thị xanh - sạch - sáng.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trần Song, qua 7 tháng ra quân đảm bảo TTĐT, nhiều điểm nóng về TTĐT đã bị xóa bỏ, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh buôn bán sai quy định dần được khắc phục, trong đó đã xóa bỏ các chợ tạm trên đường Tô Hiến Thành, Phó Đức Chính - Trần Quang Khải, khu vực chân cầu Trường Tiền, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và các khu vực xung quanh Siêu thị Big C, Bệnh viện Trung ương Huế.

Từ nay đến cuối năm, thành phố tiếp tục khảo sát, xử lý, giải quyết các “điểm đen”, điểm nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, các bất cập trong quy hoạch giao thông; Công an thành phố tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm về trật tự giao thông đô thị.

Để triển khai hiệu quả công tác đảm bảo ATGT và TTĐT, thành phố sẽ thực hiện các dự án nâng cấp mở rộng đường Hà Nội, Cầu chui đường sắt tại đường Bùi Thị Xuân, lắp đặt 4 cụm đèn tín hiệu giao thông tại nút giao thông đường Hùng Vương - Nguyễn Huệ - Bà Triệu, Nguyễn Huệ - Nguyễn Trường Tộ, Lê Duẩn - Yết Kiêu…; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc đảm bảo ATGT và TTĐT.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top