ClockThứ Bảy, 21/09/2019 06:00

Lo trước khi bão lụt tới

TTH - Bám sát tình hình thực tiễn, xử lý linh hoạt, kịp thời mọi tình huống... là tinh thần Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh đặt ra trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.

Tăng gia giỏiNhững người lính “canh trời”Những người lính không sợ hiểm nguy

 Lực lượng vũ trang thị xã Hương Trà gia cố bờ kè sông Bồ

Chủ động trong mọi tình huống

Tình huống giả định là bão đổ bộ vào tỉnh ta với sức gió cấp 10-11 giật trên cấp 13. Trong đất liền, lượng mưa đo được trên 500mm, lũ đổ về làm vùng hạ lưu sông Bồ, thị xã Hương Trà chìm trong biển nước; hàng trăm ngôi nhà dân tốc mái, sụp đổ, có nguy cơ bị triều cường, lũ lớn cô lập, phải di chuyển từ vùng sâu lên vùng cao; có 10 ngư dân bị lũ cuốn trôi, đê sông Bồ sạt lở nghiêm trọng... Trước tình hình đó, sau khi nhận lệnh điều động, Ban CHQS thị xã Hương Trà đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện tham gia sơ tán dân đến nơi an toàn. Đồng thời, cử lực lượng dân quân tổ chức chằng chống nhà cửa; di chuyển, bảo vệ tài sản có giá trị cho bà con…

Đó là nội dung diễn tập phòng, chống lụt bão và tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn diễn ra đầu tháng 9 vừa qua tại thị xã Hương Trà. Không chỉ kịp thời ứng phó với mưa bão, triển khai lực lượng giúp dân, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS thị xã còn làm tốt công tác phối hợp hiệp đồng trong việc tổ chức cứu hộ cứu nạn, tuyên truyền giúp người dân chủ động hơn trong các tình huống xấu do thiên tai gây ra.

Phong Điền là địa bàn vùng trũng thấp, lại thường xuyên xảy ra các trận mưa đá, lốc xoáy gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của người dân. Ngay từ đầu mùa mưa, Ban CHQS huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát các phương án, bổ sung phương tiện phòng chống bão lụt; đồng thời, chỉ đạo Ban CHQS các xã phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan tổ chức thực hiện nhiều biện pháp giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra bão lụt; nhất là việc nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng ứng phó sự cố và kỹ năng ứng cứu như: bơi lội, kỹ thuật chằng chống nhà cửa. Khi có thông tin về mưa lũ điều động lực lượng dân quân trực 100% quân số.

Thiếu tá Nguyễn Tấn Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Phong Điền cho biết: Đợt mưa lớn kéo dài đầu tháng 9 vừa qua đã gây ngập lụt một số xã, trước tình hình đó, chỉ huy đơn vị đã chỉ đạo các lực lượng nắm chắc tình hình, dự kiến các phương án có thể xảy ra để bổ sung vào kế hoạch giúp nhân dân phòng, chống, giảm thiệt hại và sẵn sàng cứu hộ cứu nạn. Đối với các địa bàn xung yếu Phong Hòa, Phong Bình, Phong Chương và các xã biển Phong Hải, Điền Hải, Điền Môn…thì tăng cường lực lượng và phương tiện, chủ động tàu thuyền để di dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Không tách rời nhiệm vụ huấn luyện

Đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh cho biết: Đóng quân trên địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng bão lụt, bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, Bộ CHQS tỉnh luôn coi việc phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Hằng năm, Bộ CHQS tỉnh luôn chủ động phối hợp với các ngành chức năng xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng trong công tác cứu hộ cứu nạn.

Từ đầu năm đến nay, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức và chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập, hội thao về công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; đã huấn luyện cứu hộ cứu nạn cho hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Qua đó, đã không ngừng nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy, hiệp đồng ở các cấp, trình độ sử dụng phương tiện, trang bị cũng như rèn luyện bản lĩnh, ý chí cho bộ đội, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Cùng với củng cố lực lượng, các trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai cũng được các đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh bổ sung, bảo quản, đúng kỹ thuật, với 40 xuồng cao tốc, 78 xuồng, thuyền các loại, 31 xe tải, xe lội nước, trên 2500 phao tập thể, phao cá nhân; 130 nhà bạt và hàng ngàn lít xăng, dầu, hệ thống thông tin liên lạc luôn sẵn sàng khi có nhiệm vụ. Nguồn lương thực, thực phẩm không những dự trữ để phục vụ cho các đơn vị mà còn sẵn sàng cung cấp một phần cho Nhân dân khi cần thiết.

Bài, ảnh: THANH THẢO

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đua với sóng dữ

Dẫu biết đó là cuộc đua không dễ để cân sức, nhưng các lực lượng ứng phó với tình huống khẩn cấp chống sạt lở bờ biển do ảnh hưởng của cơn bão số 6 (TRAMI) vừa qua đã đua với thời gian, với những con sóng dữ bằng quyết tâm cao nhất giữ cho được bờ biển.

Đua với sóng dữ
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai

Việc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản và người trong thiên tai, bão lũ, theo đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thị xã Hương Trà chính là phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và xây dựng các kịch bản phù hợp với từng địa bàn...

Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai
Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống

Các chủ đầu tư công trình thủy điện đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư cùng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.

Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

Kinh tế năm 2024 đã đi được ¾ chặng đường trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ở trong nước, thiên tai, bão lụt, mưa lớn kéo dài trong tháng 9, đặc biệt là cơn bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

TIN MỚI

Return to top