ClockThứ Năm, 20/04/2017 10:17

Mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau: 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình; 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng là 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Căn cứ vào khả năng bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nêu trên từ ngày 1/1/2020.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/6/2017.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trốn đóng, chậm đóng BHXH cho người lao động:
Hệ lụy và những nỗi đau - Bài 2: Giải pháp xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Trước thực trạng trốn đóng, chậm đóng các loại hình bảo hiểm ngày càng nhiều, cũng như trường hợp chủ sử dụng lao động (SDLĐ) không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) do phá sản, ngừng hoạt động, bỏ trốn…, BHXH tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý các đơn vị nợ.

Hệ lụy và những nỗi đau - Bài 2 Giải pháp xử lý hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội
Return to top