ClockThứ Tư, 13/07/2016 14:19

Nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính

TTH.VN - Sáng 13/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khai mạc Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ tư (khóa XV) nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016; thảo luận và cho ý kiến về Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020; Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư, giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện quyết liệt các giải pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đầu tư

Các ông: Lê trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ rõ: Tuy các cấp, ngành của tỉnh đã triển khai quyết liệt nhiều nội dung, đề án quan trọng, nhưng nhìn nhận khách quan thì hiệu quả chưa cao, tiến độ chậm, thậm chí có những công việc, đề án chưa triển khai; tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp chưa đạt được những kết quả như mong muốn.

Bí thư Tỉnh ủy phát biểu khai mạc và gợi mở nhiều vấn đề quan trọng để các đại biểu tập trung thảo luận

Tỉnh xác định, việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là động lực, mục tiêu của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị. Trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư là những chương trình trọng tâm của nghị quyết, nhằm tạo bước đột phá phát trong triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 ngay từ đầu năm 2016.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chỉ đạo: Năm 2016 là "Năm doanh nghiệp", nhưng tình hình phát triển của doanh nghiệp còn rất khó khăn; công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các ngành hữu quan cần có những giải pháp để tập trung tháo gỡ. Muốn vậy, công tác giải phòng mặt bằng phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.

Hiện nay, những dự án đã có nguồn vốn nhưng chậm triển khai do công tác giải phóng mặt bằng. Nửa năm trôi qua, nhưng công tác giải ngân cho các dự án vẫn còn rất chậm, vậy trách nhiệm của các cấp ngành như thế nào. Cần tập trung rà soát lại các dự án đầu tư, kiên quyết thu hồi những dự án quá hạn, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư cũng như khả năng thu hút đầu tư của tỉnh.

Cần đổi mới xúc tiến đầu tư, cách thức tổ chức như thế nào cho hiệu quả, mấu chốt của vấn đề chính là con người. Bên cạnh đó, vấn đề cải cách hành chính cần có sự đánh giá, rà soát lại, nhất là quy trình, thủ tục, thể chế, những yếu tố liên quan trực tiếp đến chất lượng nền hành chính; cần tập trung bàn thảo để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, khắc phục trì trệ; phải đổi mới trong nhận thức và hành động; nâng cao công tác giám sát để bộ máy hành chính vận hành trôi chảy hơn. Vấn đề nữa cần tâp trung thảo luận đó là công tác hỗ trợ cho ngư dân ven biển sau sự cố về ô nhiễm môi trường. Trong đó, tiếp tục quan tâm đẩy mạnh thực hiện để ổn định sinh kế cho ngư dân ven biển nhưng phải đảm bảo công khai, minh bạch. Phát huy trách nhiệm của người đứng đầu mỗi địa phương, chủ động hơn trong vấn đề an ninh quốc phòng…

Các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà và UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trình bày cho thấy: Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2016 tuy có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 8.170 tỷ đồng (tăng 8,2%); thu ngân sách Nhà nước đạt 2.815 tỷ đồng (tăng 19,8%)… nhưng tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,04% là mức rất thấp so với cùng kỳ năm 2015. Du lịch có bước tăng trưởng, nhưng thiếu bền vững; môi trường kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập; việc huy động nguồn lực đầu tư cho xây dựng, chỉnh trang các đô thị và phát triển sản xuất, kinh doanh khó khăn.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Về đẩy mạnh cải cách hành chính tuy có những kết quả tích cực, nhưng chất lượng ban hành, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật chưa cao; thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc; cơ chế một cửa thực hiện thiếu đồng bộ. Việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông còn trễ hẹn, tồn đọng… Công tác xúc tiến đầu tư dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng so với tiềm năng, lợi thế cũng như yêu cầu phát triển của tỉnh còn những hạn chế, yếu kém. Chưa đẩy mạnh quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chưa hình thành các đầu mối xúc tiến ở nước ngoài để tìm kiếm các nhà đầu tư. Hạ tầng giao thông hạn chế; công tác quy hoạch chưa hợp lý; bộ máy làm công tác xúc tiến đầu tư chưa chuyên nghiệp…

Trên tinh thần chỉ đạo mang tính gợi mở của Bí thư Tỉnh ủy và những đặt ra tại các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến, tìm ra các giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Chiều nay (13/7), hội nghị dành phần lớn thời gian để thảo luận những nội dung các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và họp phiên bế mạc.  

Anh Phong – Hải Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), là một nhiệm vụ chiến lược để phát triển bền vững. Huyện Nam Đông và A Lưới, nơi tập trung đông đồng bào DTTS của Thừa Thiên Huế, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ các chương trình, chính sách hướng tới cải thiện sức khỏe và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

TIN MỚI

Return to top