ClockThứ Sáu, 05/07/2024 11:12

Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTH.VN - Sáng 5/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu, thống kê, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế" do Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế chủ trì thực hiện.

Trân quý những tư liệu, hiện vật tưởng niệm Bác HồBàn về bảo tồn và phát huy giá trịXúc động câu chuyện của người con xứ Huế được gặp Bác Hồ

Di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế khá phong phú, tuy nhiên chưa được hệ thống hóa, thống kê, lập hồ sơ khoa học và chưa được định hướng bảo tồn và phát huy một cách đầy đủ.

Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh đã đề xuất thực hiện đề tài này với các nhiệm vụ chính: nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế; thẩm định, lập danh mục, hồ sơ khoa học các di sản phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sưu tầm; dự thảo đề án bảo tồn và phát huy giá trị; đề ra các nhóm giải pháp nhằm phát huy giá trị di sản cũng như kết quả đề tài nghiên cứu. 

Trong hơn 2 năm, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài đã đi sâu nghiên cứu từ lý luận đến thực tiễn, tổ chức khảo sát thực địa, tiếp xúc nghệ nhân, nhân chứng, thu thập thông tin, ghi chép, ghi âm, ghi hình những di sản còn hiện hữu trong cộng đồng, thẩm định, xác minh, lập danh mục, hồ sơ lưu giữ phục vụ việc nghiên cứu và bảo tồn lâu dài di sản văn hóa phi vật thể.

Kết quả, đề tài đã đánh giá thực trạng, thống kê các loại hình di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; lập hồ sơ kiểm kê, hồ sơ khoa học được 5 di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh...

 Thành viên phản biện đánh giá, góp ý để hoàn thiện đề tài nghiên cứu

Việc nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh góp phần khẳng định những giá trị văn hóa, nhân văn trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, củng cố thêm những luận chứng nhằm đấu tranh chống những luận điệu sai trái, thù địch về Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đề tài hoàn thành góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa Hồ Chí Minh ở Huế, bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể; bảo lưu những giá trị văn hóa tinh thần đặc biệt về Người, phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa; học tập, nghiên cứu về thân thế sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như thực hiện một cách có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục di sản về Người đến đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao
Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

Đó là mục tiêu của Đại học Huế. Điều này không chỉ tăng vai trò, vị thế của Viện Công nghệ sinh học nói riêng, của Đại học Huế nói chung mà cả thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian đến. Để hiểu rõ hơn về định hướng, các giải pháp thực hiện và vai trò của trung tâm trong tương lai, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Hướng đến Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung

TIN MỚI

Return to top