ClockChủ Nhật, 05/03/2017 06:51

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản cảm kích trước sự đón tiếp của chính quyền cùng người dân Cố đô

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động tại Huế ngày 4/3, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản bày tỏ cảm kích trước sự đón tiếp nồng ấm, trọng thị của chính quyền, người dân Cố đô. Đồng thời, mong muốn mối quan hệ giữa hai quốc gia sẽ mãi bền chặt.

Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội ChâuNhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Đại NộiNhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội ChâuTrước khi đến thăm, Nhà Vua và Hoàng hậu đọc rất nhiều tài liệu liên quan đến Việt Nam

Tối 4/3, buổi họp báo thứ hai dành cho báo chí Việt Nam và nước ngoài liên quan đến chuyến thăm của Nhà vua cùng Hoàng hậu Nhật Bản đến Thừa Thiên Huế đã diễn ra.

Ngài Hatsuhisa Takashima (giữa) trả lời các câu hỏi từ báo giới 

Ngài Hatsuhisa Takashima, phát ngôn viên đối ngoại, đại sứ, trợ lý đặc biệt của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cung cấp thông tin về những hoạt động của Nhà vua và Hoàng hậu trong ngày 4/3. Theo đó, sáng 4/3, Nhà vua và Hoàng hậu đã đến thăm Đại Nội, thưởng thức Nhã nhạc cung đình tại nhà hát Duyệt Thị Đường. Đây là sự kiện được Nhà vua quan tâm trước khi sang Việt Nam. 

Chiều 4/3, Nhà vua cùng Hoàng hậu có chuyến thăm Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu, người có mối liên hệ mật thiết với người dân và đất nước Nhật Bản cách đây gần 100 năm. Tại đây, Nhà vua gặp hậu duệ đời thứ 3 của cụ Phan Bội Châu là bác sĩ Phan Thiện Cát đang sinh sống và làm việc tại Canada. Nhà vua chia sẻ, việc hai dân tộc cùng nhìn lại quá khứ, học tập từ quá khứ, tìm hiểu hiện tại, hướng tới tương lai là cách để phát triển. Vì vậy, Nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu có vai trò đặc biệt trong quá trình gắn kết hai dân tộc, có tầm quan trọng trong ý thức của người dân Nhật Bản.

Ngoài 2 sự kiến chính đó, Nhà vua và Hoàng hậu còn được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời dùng bữa trưa tại khách sạn La Residence trước khi tiếp 9 tình nguyện viên thuộc tổ chức hợp tác hải ngoại Nhật Bản của cơ quan phát triển quốc tế JICA và trò chuyện với những người Nhật sinh sống tại miền Trung Việt Nam.

Phóng viên Thời báo Kinh tế chính trị và Tạp chí của Italy đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Dịp này, các phóng viên trong và ngoài nước đặt những câu hỏi về cảm nhận, ấn tượng của Nhà vua và Hoàng hậu khi đến Huế; động lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam-Nhật Bản; lịch trình của Nhà vua và Hoàng hậu sau chuyến thăm Việt Nam…

Ngài Hatsuhisa Takashima cho biết, khi vừa đặt chân xuống sân bay, Nhà vua cảm kích trước sự đón tiếp của chính quyền và người dân Cố đô, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên; đồng thời, đánh giá cao các hoạt động trong chuyến thăm Huế lần này. Những điều mà Nhà vua và Hoàng hậu mong chờ đã được hiện thực hóa thông qua các hoạt động tại Huế. Mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản được xây dựng dựa trên mối quan hệ trao đổi kinh tế thương mại có từ lâu đời. Hiện nay, Việt Nam rất thân thiện với bạn bè quốc tế, do vậy, Nhật Bản có nhiều hoạt động đầu tư tại đây. Đặc biệt, ẩm thực Việt Nam được người dân Nhật Bản rất yêu thích, đó là nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước. “Nhân chuyến thăm đến Việt Nam, Nhà vua sẽ dừng lại tại Băng Cốc (Thái Lan) viếng nhà vua Thái Lan”, ngài Hatsuhisa Takashima chia sẻ.

Dự kiến ngày 5/3, Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ rời Huế, kết thúc chuyến thăm đầy ý nghĩa tại Việt Nam.

Tin, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

TIN MỚI

Return to top