ClockThứ Năm, 21/11/2019 05:45

Những mô hình cần nhân rộng

TTH - Gắn công tác đoàn với nhiệm vụ chuyên môn, phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… là những mô hình hay nhằm nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn trong Khối Cơ quan và Doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp

Cán bộ đoàn hiến kế nâng cao chất lượng hoạt động đoàn tại hội nghị do Tỉnh đoàn tổ chức

Gắn với chuyên môn

Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực tỉnh được đánh giá là một trong những đơn vị đoàn khối doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia.

Trong 3 năm gần đây, Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực tỉnh đã đảm nhận trên 10 công trình “Ánh sáng nông thôn mới” tại các địa phương trong tỉnh với tổng chiều dài gần 10km, kinh phí xây dựng trên 150 triệu đồng; tặng hàng trăm suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó… Đồng thời, các ĐVTN đã ứng dụng sáng tạo khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay, 4 sáng kiến cải tiến kỹ thuật của Công ty Điện lực tỉnh được Tổng Công ty Điện lực miền Trung xét duyệt đều do các ĐVTN đóng vai trò chủ đạo. Tiêu biểu như: sáng kiến xây dựng tiện ích hỗ trợ cảnh báo phụ tải sử dụng điện năng đột biến nhằm phục vụ công tác dịch vụ khách hàng; sáng kiến triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý cáp viễn thông… “Các sáng kiến đó đã tạo được niềm tin và sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo công ty đối với tổ chức Đoàn”, anh Phan Quang Nhật, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty Điện lực tỉnh cho hay.

Đoàn Thanh niên Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế cũng là đơn vị để lại được nhiều dấu ấn trong sản xuất kinh doanh, phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Chị Trần Thị Ngọc Liên, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty thông tin: Chúng tôi đã chủ động thực hiện xây dựng website, trang fanpage HEPCO để quảng bá các hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra, ứng dụng các sản phẩm của công nghệ thông tin để tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường…

Chăm lo đời sống tinh thần

Chị Nguyễn Vũ Như Quỳnh, Bí thư Huyện đoàn Phú Lộc cho biết, hiện ở Phú Lộc có 15 tổ chức cơ sở đoàn thuộc khối cơ quan chính quyền, hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp. Để phát huy phong trào đoàn tại các đơn vị này, Huyện đoàn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (VHVN,TDTT) để tăng cường giao lưu và tạo sự đoàn kết giữa cán bộ, ĐVTN giữa các tổ chức cơ sở đoàn. Qua đó, các đơn vị cũng phối hợp, kết nối tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa như vận động quyên góp giúp đỡ học sinh theo địa chỉ; tổ chức vui tết trung thu cho trẻ em nghèo...

 Đây cũng là giải pháp được Đoàn Thanh niên Công ty Xăng dầu tỉnh áp dụng để tập hợp ĐVTN. Anh Nguyễn Đăng Thông, Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty Xăng dầu tỉnh cho biết: Đoàn Thanh niên của đơn vị đã mở rộng hình thức sinh hoạt dưới dạng các nhóm, các CLB theo sở thích, đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống, thể thao cho đoàn viên như: CLB bóng đá thanh niên, CLB quần vợt, CLB bơi lội, CLB khiêu vũ. “Chúng tôi được tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, nhất là được tham gia các môn thể thao yêu thích như bóng đá, quần vợt thông qua các CLB thể thao do Đoàn công ty thành lập”, anh Nguyễn Viết Cường, đoàn viên Đoàn Thanh niên Công ty Xăng dầu chia sẻ”.

Hiện, toàn tỉnh có 165 tổ chức Đoàn cơ sở trong Khối Cơ quan và Doanh nghiệp với hơn 6.200 ĐVTN. Các tổ chức đoàn có nhiều chuyển biến tích cực, nội dung, phương thức hoạt động dần được đổi mới, nhiều cách làm, mô hình hay được triển khai. Tuy nhiên, theo chị Hoàng Thị Phương Hiền, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, chất lượng hoạt động Đoàn trong khối còn có những tồn tại, hạn chế. Đó là, phương thức tổ chức các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, chưa có nhiều hoạt động mang tính mô hình cho cơ sở Đoàn.

Một số cơ sở còn thiếu sự chủ động trong tham mưu, đăng ký đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên. Các hoạt động sáng tạo trong ĐVTN vẫn chưa tương xứng với thực tiễn hiện tại. Vì vậy, Tỉnh đoàn sẽ triển khai một số giải pháp để khắc phục những tồn tại, phát huy, nhân rộng những cách làm hay nhằm xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn TX. Hương Thủy đã thay đổi tư duy canh tác khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng sen; trong đó, mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ đã cho thấy hiệu quả khi giúp nông dân mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.

Triển vọng từ mô hình trồng sen chính vụ kết hợp rải vụ
Return to top