ClockThứ Ba, 05/11/2024 11:34

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

TTH - Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệNhững nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tinNhững nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

 Nghị quyết 18 của HĐND tỉnh tạo điều kiện cho cảng Chân Mây có thêm cơ sở thu hút các hãng tàu

Đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Cảng Chân Mây là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào, Thái Lan. Diện tích khu vực cảng rộng 227ha, diện tích mặt nước vịnh Chân Mây rộng 20km2, có độ sâu luồng - 12m; độ sâu bến - 12,5m; với tính chất là cảng tổng hợp gồm 6 bến tàu, chiều dài 930m. Các bến cảng tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế. Cỡ tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 70.000 DWT, tàu container trọng tải đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn; tàu khách quốc tế đến 225.000 GT; tàu hàng lỏng, khí trọng tải đến 150.000 DWT… Song, trong một lần trao đổi, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Chân Mây, ông Lê Chí Phai thừa nhận, để mời gọi một hãng tàu quốc tế đến cập cảng Chân Mây là điều không hề dễ, dù xu hướng phát triển gia tăng của hàng container, sự hình thành các khu công nghiệp này tạo ra một lượng cầu rất lớn trong lĩnh vực vận tải biển.

Trước bối cảnh đó, ngày 7/9/2022, HĐND tỉnh ban hành NQ số 18/2022/NQ-HĐND về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây được xem là cú hích quan trọng tạo sức bật cho khu kinh tế lớn nhất tỉnh.

 Đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương, xu thế phát triển vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế hiện nay đang chuyển hướng từ vận chuyển các mặt hàng rời sang vận chuyển hàng hóa đóng container do phương thức này có nhiều ưu điểm. Vì vậy, cảng Chân Mây cần thu hút nhiều hơn nữa các hãng tàu container làm hàng ngay tại cảng. Từ đó, tạo điều kiện để ngành công nghiệp của tỉnh phát triển…

Một năm sau khi ra đời NQ 18, sự chuyển biến rất rõ ràng khi cảng Chân Mây thu hút được 65 chuyến tàu vận chuyển container, với sản lượng thông qua khoảng 110.640 tấn hàng hóa. Năng suất xếp dỡ container tại cảng cơ bản đáp ứng yêu cầu của hãng tàu. Nhiều doanh nghiệp phấn khởi, đồng thời đề nghị kéo dài thời hạn NQ này. “Doanh nghiệp chúng tôi chọn cảng Chân Mây bởi nhận thấy tiềm năng nơi đây. Cảng này gần với khách hàng của chúng tôi hơn nên tiết kiệm chi phí về logistics. Cảng Chân Mây không chỉ là cổng giao thương hàng hóa trong Việt Nam mà còn kết nối với Lào, điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho chúng tôi” bà Jutharat Chantarasamutr, Giám đốc Vùng cấp cao hãng tàu Regual Container Lines chia sẻ.

Để tiếp tục tạo điều kiện cho cảng Chân Mây có thêm cơ sở thu hút các hãng tàu, ngày 7/12/2023, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành NQ số 25/2023/NQ-HĐND, thống nhất kéo dài thời gian thực hiện NQ số 18/2022/NQ-HĐND với mục tiêu khuyến khích các hãng tàu tiếp tục mở các tuyến vận chuyển container qua cảng Chân Mây, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách nhà nước. Mức hỗ trợ là 210 triệu đồng/chuyến cập cảng.

Theo lãnh đạo tỉnh, đây là một trong những NQ điển hình nhằm cụ thể hóa NQ 38 của Quốc hội.

Động lực phát triển mới

Trở lại với câu chuyện triển khai NQ 38 của Quốc hội cho thấy, Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện NQ này trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch COVID-19 xuất hiện từ đầu năm 2020 kéo dài đến giữa năm 2022; tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nằm ngoài dự báo... Chính sách tiền tệ có thời điểm thắt chặt đã tác động mạnh đến doanh nghiệp; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai; một số dự án tạo động lực mới cho ngành công nghiệp chậm đưa vào hoạt động.. cùng với các đợt thiên tai, bão lụt xảy ra liên tiếp đã tác động nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và NQ số 38 của Quốc hội nói riêng.

Dù vậy, sau gần 3 năm triển khai thực hiện NQ số 38, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật. Các cơ chế, chính sách đặc thù đã trở thành công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội; phát huy được nội lực và huy động thêm các nguồn lực, giảm bớt gánh nặng hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông liên vùng, kết nối từng bước được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ theo hướng hiện đại, tạo không gian phát triển mới và động lực phát triển bền vững.

Từ nguồn phí tham quan di tích và Quỹ Bảo tồn di sản Huế đã huy động được nguồn lực cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị di sản, di tích văn hóa; từng bước đầu tư hình thành và phát huy được vị thế của 4 trung tâm: Văn hóa - du lịch đặc sắc, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước; có điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền các cấp; huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Theo UBND tỉnh, kết quả thực hiện NQ 38 đã góp phần đưa kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế có bước phát triển mới, điển hình như giai đoạn 2021-2025 với mức dư nợ vay tăng lên 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp (trước đây 20%), tạo điều kiện cho tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện 7 dự án ODA đã ký hợp đồng vay và dự kiến đề xuất thực hiện thêm 2 dự án mới. Tỉnh sử dụng vốn ngân sách Trung ương cấp phát và vốn địa phương vay lại từ nguồn vay của Chính phủ theo tỷ lệ được quy định tại các hợp đồng được ký kết giữa Bộ Tài chính và địa phương, trong đó tổng số vốn địa phương vay lại dự kiến hơn 1.500 tỷ đồng, bằng 34,6% so với hạn mức dư nợ vay theo quy định.

Đến nay, Thừa Thiên Huế bố trí 451,575 tỷ đồng từ nguồn thu phí tham quan di tích để trùng tu, tôn tạo cho gần 70 dự án di tích, di sản, góp phần đạt mục tiêu tăng cường nguồn lực để đẩy nhanh và thực hiện tốt công tác trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh đang tích cực vận động, huy động các nguồn vốn cho Quỹ Bảo tồn di sản Huế và triển khai thực hiện theo các quy định về sử dụng nguồn vốn của Quỹ cho công tác trùng tu và bảo tồn  di sản văn hóa Huế.

“NQ 38 của Quốc hội đã tạo nền tảng về nhiều cơ chế, chính sách cho Thừa Thiên Huế. Quá trình triển khai cho thấy, Thừa Thiên Huế đã nắm bắt tốt cơ hội từ các cơ chế, chính sách đặc thù của NQ này. Từ đó, kinh tế - xã hội phát triển qua từng năm, đặc biệt là quá trình trùng tu di sản đã có nhiều dấu ấn nổi bật”, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, bà Nguyễn Thị Sửu nhìn nhận.

(Còn nữa)

Bài, ảnh: Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”

Ngày 5/12, dưới sự chủ trì của UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự (ĐUQS) tỉnh Lê Trường Lưu, ĐUQS tỉnh tổ chức hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng đảng bộ năm 2025.

Thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng với “Tâm thế mới, tinh thần mới, động lực mới”
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Return to top