ClockThứ Ba, 23/08/2022 10:47

Nỗi đau hậu chiến

TTH - Sáng ngày 10/8, tôi nhận được hai yêu cầu của những người chưa quen biết. Cả hai đều là nữ, quê ở miền Bắc và cho biết, sau khi đọc bài “Tấm gương dũng cảm của vị Tham mưu trưởng” (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế ngày 12/11/2020), do người thân của họ ở cùng đơn vị với nhân vật mà bài báo đề cập: Thiếu tá Võ Đại An, Tham mưu trưởng Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên-Huế nên họ đã tìm cách liên lạc với tôi nhờ giúp tìm manh mối nơi hy sinh của những người thân của họ.

Tấm gương dũng cảm của vị Tham mưu trưởng

Chiến tranh lùi xa đến gần cả nửa thế kỷ, phần lớn binh sĩ tham chiến thời chống Mỹ nay đều ở tuổi xấp xỉ 80 hoặc hơn. Có vị như Trung đoàn trưởng Trần Lưu Chữ đã qua đời, thêm nữa đơn vị này giải thể đã lâu, tôi cố tìm nhưng thú thật đến nay vẫn chưa có trong tay cuốn lịch sử của trung đoàn này nhưng tôi hứa là mình sẽ cố.

Di ảnh liệt sĩ Đỗ Công Giao

Chị Tô Thị Vân Anh là cháu ngoại của liệt sĩ Nguyễn Tiến Lâm, quê ở xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chị cho biết, ông ngoại của mình nhập ngũ năm 1967 và hy sinh ngày 28/11/1968 tại Bắc Truồi, xã Diên Lộc (nay là Lộc An, Phú Lộc). Trước khi hy sinh, liệt sĩ Nguyễn Tiến Lâm là chiến sĩ của Đại đội 4 chủ lực, Tiểu đoàn 4C, Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên-Huế.

Tiểu đoàn 4C lúc đó do ông Tuất (Dâu) làm Tiểu đoàn trưởng, ông Khánh làm Chính trị viên; ông Trần Lưu Chữ làm Trung đoàn trưởng; ông Vững làm Chính ủy. Còn chị Phạm Thị Huế gọi liệt sĩ Đỗ Công Giao bằng chú bên chồng. Theo tài liệu mà chị cung cấp, thì ông Đỗ Công Giao, quê ở xã  Phượng Lâu, huyện Phù Ninh, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ), nhập ngũ năm 1966. Trước khi hy sinh vào ngày 19/2/1968, ông là chiến sĩ của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 4 Quân khu Trị Thiên-Huế. Chị cho biết: “Em đã vào Huế tìm mộ nhưng không thấy. Ban Chỉ huy Quân sự TP. Huế và Quân khu 4 không có hồ sơ. Các bác cựu chiến binh có bác nói tháng 2 năm 1968 đơn vị đánh ở Phú Vang, có bác nói ở Phú Lộc”.

Thông tin liên quan đến liệt sĩ Nguyễn Tiến Lâm

Một cháu ngoại, một cháu dâu vì nghĩ đến cốt nhục của người thân đã nhờ tôi kết nối; dù biết đây là công việc vô cùng khó nhưng tôi không nỡ chối từ.

Khi viết bài báo này, tôi chỉ  mong nó đến được với những cựu chiến binh của Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 4 thuộc Đoàn 4 Phú Lộc năm xưa.

Chỉ có họ - những đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Tiến Lâm và Đỗ Công Giao mới biết cụ thể họ hy sinh ở địa bàn nào. Qua đó mới lần tìm, dò xét, dù có thể không tìm được hài cốt nhưng phần nào an ủi những tấm lòng đạo hiếu!

Phạm Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ

Ngày 30/4, đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng dẫn đầu đã đến chia buồn, thắp hương viếng mẹ của Binh nhì Hà Văn Mạnh, chiến sĩ Trung đội 6, Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Bộ CHQS tỉnh.

Chia sẻ nỗi đau mất người thân của chiến sĩ
Tìm ra “nỗi đau của thị trường”

Nếu trước đây, những người khởi nghiệp tạo ra sản phẩm, rồi khảo sát thị trường, tìm kiếm khách hàng,… thì bây giờ bước đầu tiên là tìm ra “nỗi đau của thị trường” và tạo ra giải pháp hay sản phẩm giải quyết các vấn đề đó.

Tìm ra “nỗi đau của thị trường”
Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau: “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”

Chủ trương ấy tiếp tục được ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khẳng định tại Hội nghị biểu dương nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin điển hình, tiêu biểu vượt khó. Hoạt động này do Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh tổ chức sáng 4/8, nhân dịp kỷ niệm Ngày Vì nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam (10/8).

Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam vơi bớt nỗi đau “Đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị”
Cờ vua, nỗi đau & niềm hy vọng

Đằng sau câu chuyện Thừa Thiên Huế từng có đội cờ vua nữ mạnh nhất - nhì cả nước bây giờ không thể có VĐV dự SEA Games, cần đặt ra rõ ràng và sòng phẳng chuyện “giữ chân” các kỳ thủ cờ vua, liên quan đến chính sách đãi ngộ, cả vật chất và tinh thần một cách xứng đáng.

Cờ vua, nỗi đau  niềm hy vọng
TẦM SOÁT BỆNH TAN MÁU BẨM SINH (THALASSEMIA):
Hóa giải nỗi đau bệnh tật

Gia đình nào có người bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) cũng chịu nhiều nỗi đau về tinh thần và sự tốn kém kinh tế. Trong khi, nếu cha mẹ chủ động xét nghiệm trước mang thai, sẽ tránh được những trường hợp trẻ sinh ra mang bệnh, hay ít ra cũng hạn chế được những nguy cơ âm thầm truyền gen bệnh cho con, tránh được nỗi đau khi đến cháu là người “gánh bệnh”.

Hóa giải nỗi đau bệnh tật
Return to top