ClockThứ Ba, 14/06/2022 05:45

Nói và làm của người cán bộ lãnh đạo

TTH - Cách đây hơn 35 năm, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã có những bài viết với bút danh: “NVL” (Nói và làm). Những bài viết về chủ đề này cảnh báo nhiều việc xoay quanh nhắc nhở đối với người cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ. Dù đã qua nhiều năm, nhưng ý nghĩa vẫn có giá trị đến hôm nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo kiên định và gần gũiThông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 5 khoá XIII của ĐảngRà soát, kiện toàn công tác tạo nguồn cán bộ

Đồng chí Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998), Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1986 - 1991. Ảnh: dangcongsan.vn

Trong thực tế hiện nay có không ít cán bộ, đảng viên giữa nói và làm không thống nhất: “Nói hay cày dở”, “Nói một đàng, làm một nẻo”, “nói nhiều làm ít”… Có những cán bộ lên diễn đàn cao giọng răn dạy đạo đức, vì lợi ích chung, chưa bao lâu sau mới “lòi đuôi cáo” về đạo đức giả, quan hệ thiếu chuẩn mực.

Không ít cán bộ khi mới nhậm chức, đã hứa hẹn đủ điều, như hết lòng hết sức “phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”, tất cả vì sự nghiệp chung… Nhưng chẳng bao lâu sau họ đã “bị bắn hạ” bởi những “viên đạn bọc đường”, nhận hối lộ, làm trái, vi phạm pháp luật mà điển hình gần đây là những vi phạm của cán bộ lãnh đạo liên quan đến nhận “lại quả” của Công ty Việt Á. Đã có những cán bộ vi phạm từng hùng hồn phân bua “không nhận dù chỉ 1 đồng”, “không uống một ly cà phê”… cho đến khi bị khởi tố, tạm giam.

Trong công tác, chỉ vì bệnh thành tích cá nhân và đơn vị của mình họ đã dùng đủ mỹ từ “kêu như chuông” khi đề ra nghị quyết, kế hoạch và báo cáo thành tích, nhưng kết quả thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Họ tìm cách che đậy, giấu diếm khuyết điểm, phô trương một vài việc được xem như thành tích khi báo cáo tổng kết. Chỉ đạo công việc thì cho mình như là “mẫu nghi thiên hạ”, kết luận hội nghị dù mất dân chủ nhưng buộc mọi người phải tuân thủ, thậm chí những việc trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vụ Trần Văn Nam, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cố tình đưa ra họp Tỉnh ủy để hợp thức hóa trong chỉ đạo đấu giá đất trái nguyên tắc, hay như Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo miệng ngược hẳn trong văn bản nhằm ưu ái cho Công ty Nhật Cường trúng thầu là những ví dụ. Những hiện tượng đối ngược nhau giữa lời nói và việc làm là hết sức nguy hại, một trong những nguyên nhân làm mất lòng tin của Nhân dân với người lãnh đạo, cao hơn nữa là mất niềm tin đối với Đảng, chế độ.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 của Đảng đã chỉ ra một số hiện tượng: “Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu”. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa 12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt các cấp với biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm, nói nhiều làm ít, trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực… Đảng ta nhất quán phương châm từ nghị quyết đến hành động, đòi hỏi phải nghiêm túc khắc phục căn bệnh thiếu thống nhất trong lời nói và việc làm của cán bộ, nhất là cán bộ giữ cương vị lãnh đạo. “Nói đi đôi với làm” trên tinh thần nêu gương cho đảng viên và Nhân dân.

Chúng ta đang tiếp tục học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, noi gương đạo lý nói và làm thiết thực mà Bác Hồ hằng mong mỏi đối với người cán bộ, đảng viên. Mấu chốt khắc phục tình trạng trên là kiểm soát “quyền phát ngôn” mang tính lộng ngôn và việc làm trên thực tế, hay còn gọi là “nói hay cày dở”.

Trong các cơ quan, tổ chức cần phát huy dân chủ rộng rãi, công khai để cán bộ, Nhân dân được giám sát hoạt động và thực thi công vụ của cán bộ lãnh đạo. Tổ chức đối thoại để nghe dân nói, kịp thời giải quyết bức xúc của người dân bằng những việc làm cụ thể, không hứa suông, hứa mà không làm. Trong đánh giá cán bộ cần xem xét giữa lời nói và việc làm, lấy kết quả làm việc là thước đo quan trọng nhất của người cán bộ. 

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư

“Lý luận và thực tiễn trong nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư” là chủ đề của Hội thảo khoa học do TX. Hương Trà tổ chức diễn ra sáng 18/12. Hội thảo chỉ ra thực trạng, gợi mở các giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt, sức chiến đấu của chi bộ khu dân cư ở Đảng bộ TX. Hương Trà.

Hương Trà Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khu dân cư
Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các sở

Sáng 28/11, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc Sở Nội vụ; Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); Phó Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh.

Điều động, bổ nhiệm lãnh đạo các sở
Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

TIN MỚI

Return to top