ClockThứ Sáu, 07/04/2023 16:45

Cảnh báo giả hình ảnh, giọng nói để lừa đảo

TTH - Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng xấu trong xã hội ngày càng tinh vi, khó lường, nên việc nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân là không bao giờ thừa. Hiện, đã xuất hiện “chiêu” lừa đảo mới trên mạng bằng công nghệ Deepfake. Các đối tượng làm giả hình ảnh, âm thanh người quen của bị hại, rồi yêu cầu chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt.

Hai phụ nữ bị lừa hơn 1 tỷ đồng

leftcenterrightdel
 Lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế làm việc với đối tượng lừa đảo Nguyễn Nhật Tân
 

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế đã bắt đối tượng Nguyễn Nhật Tân (SN 2001), trú tại TX. Quảng Trị (Quảng Trị); tạm trú tại phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê (TP. Đà Nẵng) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự.

Đối tượng Tân đã hack facebook, sau đó dùng công nghệ Deepfake gọi video call đến người thân của bị hại để mượn tiền rồi chiếm đoạt.

Cụ thể, vào khoảng đầu tháng 2/2023, Nguyễn Nhật Tân tìm hiểu trên mạng rồi tự tạo 1 đường link bình chọn ảnh cuộc thi siêu mẫu nhí để mục đích chiếm đoạt thông tin facebook cá nhân của những người tham gia bình chọn.

Sau khi có được facebook thì Tân nhắn tin đến nhiều người thân của bị hại để mượn tiền, rồi chiếm đoạt để tiêu xài.

Để che mắt cơ quan chức năng, Tân đã lên mạng tìm kiếm các trang mua bán tài khoản ngân hàng và đặt mua tài khoản số: 027***71 tại một ngân hàng với giá 800.000 đồng để thực hiện chuyển tiền.

Bằng thủ đoạn trên, ngày 25/2/2023, Tân đã chiếm đoạt tài khoản Facebook của chị N.T.D.H (TP. Huế), sau đó nhắn tin cho nhiều người thân của chị H. để mượn tiền. Đến khi bị lực lượng công an bắt giữ, đã có 8 bị hại tin tưởng là thật nên chuyển tiền theo yêu cầu của Tân, với tổng số tiền 73 triệu đồng.

leftcenterrightdel
Lực lượng công an khuyến cáo đến người dân chiêu thức mới của các đối tượng lừa đảo 

Cũng bằng chiêu thức dùng công nghệ Deepfake, một bị hại ở TP. Huế bị các đối tượng gọi video call giả thông tin là, cháu cấp cứu mổ tim, cần tiền và đã bị lừa 380 triệu đồng.

Theo lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh, thuật ngữ "Deepfake" là sự kết hợp giữa "deep learning" và "fake". Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google.

Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như: mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội hiện nay đang cảnh giác với chiêu trò lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng chiêu lừa đảo tinh vi hơn để vay tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video.

Lợi dụng công nghệ này, các đối tượng lừa đảo sử dụng thực hiện cuộc gọi video để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay có thể giả tạo ra những tình huống khẩn cấp như: người thân bị tai nạn cần tiền gấp để cấp cứu…

Để thực hiện được hình thức lừa đảo này, các đối tượng tìm kiếm, thu thập thông tin cá nhân, hình ảnh, video có giọng nói được đăng tải công khai trên các tài khoản mạng xã hội… rồi sử dụng công nghệ Deepfake để tạo sẵn những video rất khó phân biệt thật - giả; có hình ảnh, giọng nói của cá nhân đó để phục vụ cho kịch bản lừa đảo.

Đặc điểm chung của những cuộc gọi video như vậy thường có âm thanh, hình ảnh không rõ nét, tín hiệu chập chờn giống như cuộc gọi video trong khu vực phủ sóng di động hoặc wifi yếu để nạn nhân khó phân biệt thật, giả.

Nếu nạn nhân cẩn thận gọi video để kiểm tra thì chúng sẽ không nhận cuộc gọi, hoặc sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh, video để đánh lừa.

Khi nhận được cuộc gọi video nghi ngờ là sử dụng Deepfake, người dùng cần bình tĩnh kiểm tra thông tin. Tốt nhất là tìm cách liên lạc trực tiếp với chủ tài khoản vừa gọi video để xác nhận thông tin.

Lực lượng công an lưu ý, người dùng mạng xã hội nên hạn chế đăng tải hình ảnh, video có tiếng nói và khuôn mặt của mình lên mạng xã hội để tránh bị lợi dụng trong các vụ lừa đảo của kẻ xấu. Cùng với đó, tránh bấm vào các đường link không rõ nguồn gốc, đáng nghi ngờ để giảm thiểu khả năng bị hack tài khoản.

Nếu như trước đây, tội phạm mạng chủ yếu liên quan việc giả danh các cơ quan tư pháp như: Công an, viện kiểm sát, tòa án để lừa đảo. Nay, các đối tượng chuyển sang hình thức tìm việc làm, tham gia chứng khoán, mua tiền ảo, nợ tiền điện thoại, tai nạn giao thông... sử dụng những hình ảnh cắt ghép, đưa các quyết định tố tụng của các cơ quan tố tụng lên mạng thực hiện hành vi lừa đảo để các bị hại sợ, tin, buộc phải chuyển tiền.

Lực lượng công an khuyến cáo, người dân cần cảnh giác cao hơn nữa khi những người quen tương tác với mình qua mạng xã hội mà có yêu cầu giao dịch về mặt tài chính. Khi được yêu cầu chuyển tiền, người dân nên kiểm tra qua các kênh liên lạc chính thống để liên hệ trực tiếp với người đó trước khi thực hiện giao dịch tài chính, tránh trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.

Bài, ảnh: ANH PHONG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 9 tỉnh, thành phố ở Trung Bộ và Kon Tum

Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi và Kon Tum tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Cảnh báo trong những giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện ở các khu vực trên.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở tại 9 tỉnh, thành phố ở Trung Bộ và Kon Tum
“Sập bẫy” vì… hám lợi

Với mức lãi suất béo bở từ 1.500 - 2.500 đồng/1 triệu/1 ngày mà các đối tượng đưa ra “câu nhử”, nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để cho vay với mong muốn được làm giàu nhanh chóng và đã… “sập bẫy”.

“Sập bẫy” vì… hám lợi
Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi

Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Cảnh báo trượt lở đất vùng đồi núi
Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét

Thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra, giải pháp được nhiều người quan tâm là công tác cảnh báo sớm tai biến thiên tai và quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét.

Khó khăn trong ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở, lũ quét
Return to top