ClockThứ Sáu, 02/02/2024 12:39
Luật Tư pháp người chưa thành niên:

Phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về người chưa thành niên

TTH.VN - Đó là khẳng định của các đại biểu tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên do Tòa án Nhân dân tỉnh tổ chức.

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thông qua phiên toà giả định Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho sinh viên thông qua “Phiên tòa giả định”Hương Thủy: Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật diễn biến phức tạpXử lý nghiêm, không để “nhờn luật”Cảnh báo hiện tượng thanh, thiếu niên giải quyết mâu thuẫn bằng đao, kiếm

 Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế tham gia đóng góp ý kiến

Tham dự hội nghị có ông Vũ Văn Minh, Chánh án TAND tỉnh; bà Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện các cơ quan: Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Sở Tư pháp, Trại tạm giam Công an tỉnh, trại giam Bình Điền…

Dự thảo Luật Tư pháp chưa thành niên gồm 175 điều, được bố cục thành 05 phần, 11 chương, với nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên.

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, Chánh án TAND tỉnh Vũ Văn Minh đã nêu lên sự cần thiết phải ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam. Do đó, TAND tối cao thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Dự án Luật sẽ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp về lĩnh vực giáo dục và bảo vệ trẻ em; giải quyết được những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về tư pháp người chưa thành niên; phù hợp với kinh nghiệm quốc tế là xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên.

Việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ liên quan đến rất nhiều Luật hiện hành. Hiện tại, các Luật chuyên ngành như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự đã có một số quy định thân thiện với người chưa thành niên. Vì vậy, việc ban hành Luật này cần phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về người chưa thành niên.

Tại hội nghị, đa số các đại biểu đều đồng tình về  sự cần thiết xây dựng Dự thảo Luật và đóng góp thêm một số ý kiến về bố cục, nội dung cơ bản của Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến có góc nhìn khá mới như nên đưa vào Dự thảo Luật các quy định về người làm công tác xã hội, hoạt động hỗ trợ tư pháp cho người chưa thành niên. Dự thảo Luật mới chỉ quy định áp dụng biện pháp chuyển hướng ở giai đoạn bị phát hiện, cần bổ sung chuyển hướng ở giai đoạn thi hành án trong trường hợp người chưa thành niên trong quá trình thi hành cải tạo tốt.

Chánh án TAND tỉnh Vũ Văn Minh kết luận, đồng ý với bốn hình thức xử phạt như trong dự thảo luật.  Ý kiến góp ý của các đại biểu sẽ được TAND tỉnh tổng hợp báo cáo TAND tối cao chọn để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV tới.

THÁI BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao “hàng nóng” thuê lãnh án 20 năm tù

Chiều 9/7, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Việt Đức (SN 2004, trú tại xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Giao “hàng nóng” thuê lãnh án 20 năm tù
Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Chiều 1/7, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (HĐTT). Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý
Return to top