ClockThứ Hai, 08/03/2021 16:05

“Kéo” con vào tù

TTH - Vừa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm hình sự, người cha ấy còn bị lương tâm cắn rứt, khi việc làm sai trái của mình đẩy con vào tù tội.

Luật pháp không phải để giỡn chơi“Chuyện tình” trái pháp luật

Câu chuyện đáng tiếc bắt đầu từ lòng tham “nhỏ nhặt”. Bị cáo đã ngoài 50 tuổi, làm nhân viên bán xăng tại một cây xăng trên địa bàn huyện Phú Lộc. Hôm ấy, một nhóm thanh niên đến đổ xăng vào xe mô tô. Bị cáo nhìn thấy chiếc kính đeo mắt phía dưới xe mô tô của khách, bèn nhặt cất vào túi quần. Khi phát hiện bị rơi mất kính, người thanh niên được bạn trong nhóm cho biết, thấy bị cáo nhặt được. Thế nhưng, bị cáo lại phủ nhận điều này.

Thanh niên mất kính đến gặp chủ cây xăng xin xem lại camera. Sau khi xem dữ liệu và biết bị cáo là người nhặt kính, thanh niên này yêu cầu trả lại. Vẫn không chịu nhìn nhận hành vi sai trái, bị cáo đi ra phía sau cây xăng, ném chiếc kính vào bụi cây. Có người phát hiện chiếc kính, nhặt vào trả lại cho “chính chủ”. Nhóm thanh niên yêu cầu bị cáo phải có lời xin lỗi. Nhưng bị cáo vẫn không nhận lỗi.

Trong quá trình hai bên có lời qua tiếng lại, gây gổ nhau, bị cáo nhặt đùi gỗ, mục đích để đánh đối phương. Điều đáng nói là, khi con trai của bị cáo nghe tin, cầm 2 cây dao chạy đến hỏi “Ai đánh ba rứa?”, bị cáo không những không dừng lại mà còn “đổ thêm dầu vào lửa”, chỉ cho đứa con nhóm thanh niên tại cây xăng. Liền sau đó, bị cáo cầm đùi gỗ xông vào đánh “bên kia”. Con trai của bị cáo cũng cầm dao chạy theo “tiếp sức” cho cha. Hậu quả, một người trong nhóm thanh niên bị con trai bị cáo chém, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, với tỉ lệ thương tích 11%. Vậy là “vô tình” người cha lôi kéo con cùng phạm tội. Cả hai cha con trở thành đồng phạm, đều phải chịu trách nhiệm hình sự, bị truy tố, xét xử về hành vi “cố ý gây thương tích”.

Tòa phân tích: Các bị cáo là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi dùng hung khí gây thương tích cho người khác là vi phạm pháp luật. Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến sức khỏe của người khác, gây ảnh hưởng đến trật tự trị an của địa phương.

Người con không mâu thuẫn gì với bị hại, chỉ nghe thông tin có nhóm người gây gỗ với cha, mà đã cầm 2 con dao ra cây xăng để đánh nhau, đồng thời trực tiếp chém nhiều nhát vào người bị hại, gây thương tích, nên phải chịu trách nhiệm chính; bị hội đồng xét xử phạt 15 tháng tù. Người cha bị phạt 12 tháng tù, cho hưởng án treo.

Khi tòa vừa công bố mức án, nhất là mức án nghiêm khắc dành cho con trai mình, người cha bất giác cúi mặt. Trên gương mặt hằn sâu nỗi ân hận nhưng có ân hận cỡ nào, cũng không thể thay đổi được sự thật về “cái giá” quá đắt bởi cách hành xử thiếu chuẩn mực, sai trái nguyên nhân dẫn đến hậu quả quá đau lòng. 

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường; đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về kinh doanh có trách nhiệm

TIN MỚI

Return to top