ClockThứ Năm, 15/10/2020 13:15

Khắc tinh của tội phạm mạng

TTH - Được thành lập từ tháng 3/2013, Đội phòng ngừa, đấu tranh và hướng dẫn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài (gọi tắt là Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao) thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh đã liên tiếp đánh sập nhiều băng nhóm tội phạm sử dụng mạng internet, mạng xã hội để phạm tội.

Đường dây đánh bạc cho thấy tình trạng “khép kín” trong cơ quan chống tội phạm mạngNgười chỉ huy hình sự dày dặn kinh nghiệmPhá đường dây đánh bạc trên các trang webBắt giữ nhiều đối tượng làm giả con dấu, tài liệu

Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao phá chuyên án đánh bạc bằng game online

Từ năm 2019 đến nay, Đội đã triệt phá 8 chuyên án, bắt giữ 36 đối tượng liên quan đến các đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet; thu thập, mua bán tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền từ ví điện tử; đánh bạc; giả danh lãnh đạo tỉnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tang số lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Điển hình, trong tháng 4 vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh tiếp nhận nhiều đơn trình báo về việc bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng, tổng số tiền các nạn nhân này bị chiếm đoạt lên tới cả tỷ đồng.

Bằng biện pháp nghiệp vụ, sau thời gian ngắn, Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao, Phòng CSHS đã xác định các đối tượng giả danh người mua hàng từ nước ngoài, yêu cầu người bán nhập thông tin vào đường link website do chúng tạo ra. Sau đó, chúng sử dụng thiết bị tinh chỉnh âm thanh để giả là nhân viên ngân hàng gọi điện yêu cầu người bán cung cấp mã OTP. Từ thông tin lấy được, chúng truy cập vào Website thật của các ngân hàng để chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản của chúng.

Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ tài liệu, ngày 22/6/2020, Phòng CSHS đã bắt giữ 3 đối tượng Lê Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Thành (cùng trú tại tỉnh Quảng Trị) và Nguyễn Tuấn Dũng (trú tại tỉnh Hà Tĩnh).

Theo Đại úy Lưu Thanh Tùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao: Khó khăn lớn nhất để làm rõ các vụ án sử dụng mạng internet phạm tội chính là dấu vết quan trọng phản ánh hoạt động phạm tội của các đối tượng thường tồn tại dưới dạng dữ liệu điện tử, ẩn trong các thiết bị lưu trữ và rất dễ bị xóa bỏ, thay đổi, làm ẩn, mã hóa.

Các đối tượng có thể dễ dàng thay đổi, xóa bỏ hoặc tiêu hủy các thiết bị lưu trữ. Hơn nữa, số người liên quan, bị hại của một vụ án công nghệ cao thường rất nhiều, phân tán ở các địa phương trên cả nước nên việc tiếp cận để điều tra thường rất khó khăn.

“Tội phạm công nghệ cao ngày càng diễn biến phức tạp và đang có xu hướng tăng. Đây là loại tội phạm ẩn, phi truyền thống, dấu vết để lại của chúng là những dữ liệu điện tử. Chính vì thế, lực lượng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này cần phải thường xuyên học hỏi, tiếp cận với công nghệ mới. Thời gian qua, Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao thuộc Phòng CSHS đã làm rất tốt nhiệm vụ này.

Với đội ngũ cán bộ chiến sĩ trẻ, năng động, được đào tạo chuyên môn bài bản về công nghệ thông tin từ các trường CAND, các đồng chí đã tiếp cận, phát hiện và điều tra, xử lý nhiều vụ án về công nghệ cao phức tạp, gây được tiếng vang trong dư luận quần chúng nhân dân”- Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh đánh giá.

Từ khi thành lập đến nay, tập thể Đội Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao đã được Bộ Công an, UBND tỉnh tặng 6 bằng khen, Giám đốc Công an tỉnh tặng 4 giấy khen; 46 lượt cán bộ, chiến sĩ được các cấp khen thưởng có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Bài, ảnh: Hồng Nhung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Bình chữa cháy CO2 Mesenco - Khắc tinh của đám cháy loại B và E

Trong những thiết bị và vật dụng phòng cháy chữa cháy (PCCC), bình chữa cháy CO2 có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ dập tắt đám cháy nhanh chóng, ngăn ngừa lửa lan rộng. Được xem là khắc tinh của đám cháy loại B và E, hãy cùng tìm hiểu về bình chữa cháy CO2 ngay sau đây.

Bình chữa cháy CO2 Mesenco - Khắc tinh của đám cháy loại B và E
Tội phạm mạng trực tuyến lợi dụng xung đột Israel-Hamas để trục lợi

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục là một vấn đề toàn cầu mà các chính phủ và tổ chức đang cố gắng giải quyết. Mặc dù nhận thức ngày càng được nâng cao và các hoạt động trấn áp tội phạm mạng đã được triển khai nhưng số nạn nhân của các hoạt động lừa đảo trực tuyến vẫn tiếp tục gia tăng.

Tội phạm mạng trực tuyến lợi dụng xung đột Israel-Hamas để trục lợi
Tội phạm mạng gây tổn thất hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020

Theo báo cáo do Công ty Phần mềm An ninh Toàn cầu Mỹ McAfee và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) thực hiện vừa được công bố, tội phạm mạng được dự báo sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, tăng hơn 50% kể từ năm 2018.

Tội phạm mạng gây tổn thất hơn 1 nghìn tỷ USD trong năm 2020
Người chỉ huy hình sự dày dặn kinh nghiệm

Từ cán bộ trinh sát, điều tra đến chỉ huy cấp phòng, cấp huyện, Thượng tá Trần Đăng Điền, Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự là “khắc tinh” của các đối tượng hình sự, ma túy. Ở đó, họ vừa phải quy phục, vừa biết hoàn lương để làm lại cuộc đời.

Người chỉ huy hình sự dày dặn kinh nghiệm

TIN MỚI

Return to top