ClockThứ Bảy, 03/08/2024 08:07

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đồng bộ và hiệu quả

Luật Đất đai 2024 đã quy định rõ mô hình hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Do đó, việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai sẽ tạo hiệu quả về sử dụng nguồn lực này.

Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mớiTP. Huế phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến các xã, phườngBa luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Luật Đất đai năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua đã quy định rõ mô hình hệ thống thông tin quốc gia về đất đai là tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ và phần mềm hệ thống, xây dựng cơ sở dữ liệu, đảm bảo đến năm 2025 đưa hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác. 

Ông Nguyễn Khắc Thế, Phó Trưởng phòng điều hành Phòng Công nghệ và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực cùng các địa phương triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong cả nước đã có những chuyển biến tích cực, nhiều địa phương đã từng bước đưa cơ sở dữ liệu đất đai vào quản lý, vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả, minh bạch, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, kết nối liên thông điện tử với các cơ quan có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.

Tính đến nay, cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương quản lý đã xây dựng xong 4 khối dữ liệu thành phần, đó là: Dữ liệu về hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; dữ liệu về khung giá đất; dữ liệu về điều tra cơ bản về đất đai cấp vùng và cả nước.

Việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai có vai trò quan trọng cung cấp nền tảng dữ liệu, thúc đẩy tính minh bạch, tiếp cận và khai thác thông tin đất đai đáng tin cậy. Ảnh: TTXVN 

Đối với cơ sở dữ liệu đất đai do địa phương xây dựng, hiện 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai; 455/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu địa chính với hơn 46 triệu thửa đất đưa vào vận hành phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết thủ tục hành chính về đất đai cho người dân, doanh nghiệp; 705/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai (từ kỳ kiểm kê 2019) và đưa vào vận hành thống nhất từ Trung ương đến địa phương; 325/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 300/705 đơn vị cấp huyện đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất.

Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, thống nhất sẽ cung cấp một nền tảng mà dữ liệu sẽ được chia sẻ rộng rãi với các bộ, ban, ngành khác, thúc đẩy tính minh bạch và sự tiếp cận của cộng đồng để cập nhật và khai thác thông tin đất đai đáng tin cậy. Việc khai thác, chia sẻ các thông tin đất đai giữa các cơ quan và các bên liên quan như cơ quan thuế, dân cư, ... đã bước đầu thực hiện chia sẻ rất hiệu quả, đặc biệt là những thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thông tin liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính bền vững và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Cụ thể như việc trao đổi thông tin dữ liệu đất đai giữa cơ quan Đăng ký đất đai và cơ quan Thuế trong việc xác định nghĩa vụ tài chính khi người sử dụng đất thực hiện giao dịch về đất đai và tài sản sản gắn liền với đất” đã thực hiện ở 48/63 tỉnh, thành phố; 63/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện thanh toán nghĩa vụ tài chính về đất đai trên Cổng dịch vụ Công Quốc gia.

Theo ông Nguyễn Khắc Thế, việc kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Đề án 06/CP đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai đến nay đã hoàn thành kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về đất đai với CSDL quốc gia về dân cư với dữ liệu của 461/705 đơn vị hành chính cấp huyện, 6.198/10.599 đơn vị hành chính cấp xã.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương việc triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022, Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022. 

Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ

Trong lộ trình chuyển đổi số hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng Chính phủ đặt ra là phát triển dữ liệu số quốc gia. Trong đó, dữ liệu tài nguyên và môi trường là một trong ba nhóm dữ liệu quan trọng nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng đều có chiến lược quản lý và khai thác một cách tốt nhất. Các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được phát triển trước.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu trụ cột, cốt lõi cần phải hoàn thành, đưa vào khai thác sớm để dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu trong cơ quan nhà nước về các ngành, lĩnh vực.

Ông Nguyễn Khắc Thế, Phó Trưởng phòng điều hành Phòng Công nghệ và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai giúp tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và hiện đại trong quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu trong quá trình phát triển kinh tế và xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành chương trình chuyển đổi số tài nguyên và môi trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030… Trong đó đã xác định mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data); sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp nền tảng dữ liệu thông tin đất đai để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Luật Đất đai năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: "Tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và xây dựng phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bảo đảm đến năm 2025 đưa Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai vào vận hành, khai thác”.

Để hoàn thành được mục tiêu được giao, trong thời gian tới, ông Nguyễn Khắc Thế cho biết, Bộ sẽ tập trung tham mưu Chính phủ ban hành các Nghị định và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, nhằm  hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ sở pháp lý để xây dựng, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Cùng với đó, Bộ sẽ tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai, thực hiện tích hợp, đồng bộ cơ sở dữ liêuk đất đai từ các địa phương để vận hành tập trung, thống nhất tại trung ương.

Đặc biệt, chỉ đạo các địa phương tích cực, chủ động, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương, bảo đảm đến năm 2025 kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với các cơ sở dữ liệu khác nhằm khai thác tối đa hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Tiếp tục rà soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ đất đai, thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thực hiện các dịch vụ công về đất đai.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực

Sáng 9/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-xã hội Đại hội lần thứ XIV của Đảng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.

Đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực
Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Kỳ 2: “Dẹp” bất động sản ảo và “cởi trói” cho đất nông nghiệp

Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi lần này có nhiều điểm mới kỳ vọng sẽ xóa những khoảng trống về đầu tư kinh doanh theo phương thức đầu cơ trục lợi... của thị trường BĐS; cũng như nhiều cá nhân, doanh nghiệp hào hứng khi những hạn chế của đất nông nghiệp lâu nay được “cởi trói”.

Tháo nhiều điểm nghẽn trong quản lý đất đai - Kỳ 2 “Dẹp” bất động sản ảo và “cởi trói” cho đất nông nghiệp
Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo ở A Lưới đạt những kết quả tích cực, đưa địa phương này thoát khỏi huyện nghèo trước thời hạn một năm. A Lưới tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình, đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).

Đồng bộ các giải pháp để thoát nghèo bền vững
Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế đang quản lý 8 hiện vật/bộ hiện vật đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia (BVQG). Sự hiện hữu của những báu vật này không những làm tăng sự hấp dẫn cho điểm đến, mà cũng chính là cơ hội để những cổ vật quý giá này “không ngủ yên” trong cuộc sống đương đại.

Bảo quản đặc biệt bảo vật quốc gia

TIN MỚI

Return to top