ClockThứ Bảy, 02/01/2021 17:14

Xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng, trong năm 2021 và nhiệm kỳ tới, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương quan tâm công tác xây dựng pháp luật. Tinh thần thực sự coi trọng công tác xây dựng thể chế, tổ chức thi hành pháp luật cần được kế thừa một cách nhất quán trong điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và chính quyền địa phương nhiệm kỳ tới.

Để tránh mất tiền thưởng tết, người lao động cần làm gì?Sẽ bị xử lý nghiêmĐòi hỏi có “luật đảng” là hết sức phi lýTập trung vào các khâu đột pháBộ Tài chính kiểm soát chặt để bình ổn giá dịp Tết

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2020

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, thời gian qua, công tác pháp luật và tư pháp đã trực tiếp và gián tiếp góp phần vào sự phát triển của kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội của đất nước.

Chỉ ra những hạn chế về công tác pháp luật thời gian qua, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, tính thống nhất chưa cao, tính dự báo khả thi của một số văn bản pháp luật còn hạn chế. Việc thi hành một số văn bản còn chưa hiệu quả, tranh chấp quốc tế có xu hướng tăng về số lượng và độ khó.

Vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp trong năm 2021 là tập trung xây dựng hệ thống pháp luật chất lượng cao, thể hiện rõ tính công bằng, thống nhất, đồng bộ, ổn định, dễ tiếp cận, đặc biệt có chi phí thấp, có sức cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…Ngành Tư pháp cần đảm bảo tính đồng bộ giữa cải cách kinh tế, cải cách pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp, xây dựng thiết chế tư pháp hiện đại, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, dễ tiếp cận, tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp, phát triển mạnh hệ thống dịch vụ pháp lý, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, thi hành án dân sự, kinh doanh thương mại…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top