ClockThứ Sáu, 28/10/2022 16:28
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Phát triển văn hóa hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội

TTH.VN - Chiều 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước; Phương án phân bổ ngân sách Trung ương và Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Chính sách an sinh xã hội đã được triển khai kịp thời, thiết thực và hiệu quảNgày 28/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả phát triển kinh tế xã hộiNgày 27/10, Quốc hội dành thời gian thảo luận về kinh tế xã hộiNgày 25/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về các dự án luật

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Tham gia thảo luận tại phiên họp, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đề cập đến các vấn đề về văn hóa.

Bà Sửu cho biết, mặc dù nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy, các sản phẩm văn hoá  đa dạng, phong phú nhưng phát triển văn hóa chưa tương xứng, chưa ngang tầm với phát triển kinh tế. Đại biểu cho rằng, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các nguồn lực đầu tư cho phát triển cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng chưa đáp ứng. Đầu tư không đạt tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước theo Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Sự vào cuộc của mọi người, mọi nhà, toàn xã hội chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chưa thấu đáo. Vai trò chủ thể sáng tạo của Nhân dân cũng như vai trò nòng cốt của đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hóa ở đâu đó, có lúc, có nơi còn chưa phát huy tích cực. Phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa chậm được đổi mới, chưa thích ứng với sự vận động và phát triển văn hóa trong thời đại mới. Môi trường sống, sự tác động của số hóa toàn cầu tạo ra những bất định, dễ bị cuốn đẩy chệch quỹ đạo văn hóa chuẩn mực...

Ở góc độ văn hóa ứng xử, những hình ảnh hay câu chuyện nghịch văn hóa, thiếu văn hóa vẫn hiện hữu ở nơi này, nơi kia, trong các môi trường sống. Hành vi phi văn hóa ngày càng trẻ hóa xảy ra ở bậc trung học cơ sở và thậm chí là bậc cuối tiểu học.

Để góp phần giữ vững hồn cốt của dân tộc và khắc phục những khuyết thiếu trong văn hóa ứng xử, đại biểu Nguyễn Thị Sửu nêu giải pháp: “Cần phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội; nghiên cứu cho phép, triển khai hợp tác công tư trong trùng tu, khai thác di sản để tận dụng nguồn lực xã hội hóa, tăng đầu tư cho văn hóa và chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa”.

Thọ Linh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025

Khuôn viên Trung tâm Thể thao Thừa Thiên Huế đang được cải tạo, chỉnh trang trở thành Quảng trường Văn hóa thể thao Thừa Thiên Huế, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, sự kiện văn hóa, lễ hội và thể thao xứng tầm quốc tế. Quảng trường này một khi đi vào hoạt động sẽ tạo diện mạo mới cho đô thị Huế cũng như nhu cầu thụ hưởng văn hóa thể thao của người dân.

Quảng trường văn hóa, thể thao đưa vào hoạt động trong năm 2025
Hòa điệu tri âm - tiếp nối những mạch tình văn hóa

"Hòa điệu tri âm" là tập sách giới thiệu các bài ca Huế lời mới của 22 soạn giả do nhà thơ Võ Quê - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế (thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế) sưu tập và biên soạn, NXB Thuận Hóa ấn hành, vừa ra mắt trong những ngày này.

Hòa điệu tri âm - tiếp nối những mạch tình văn hóa
Gương mẫu thực hiện văn hóa giao thông

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người trẻ về an toàn giao thông (ATGT) thông qua những chương trình, hoạt động trực quan và bổ ích là hoạt động tuổi trẻ Thừa Thiên Huế hướng đến.

Gương mẫu thực hiện văn hóa giao thông

TIN MỚI

Return to top