ClockThứ Tư, 18/10/2023 06:47

Cách làm hay giúp chị em thoát nghèo

TTH - Với sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp, nhiều hội viên phụ nữ xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền đã vươn lên, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng chục hội viên khác.

Phụ nữ “cầm trịch” phát triển kinh tế để thoát nghèo

 Mô hình phát triển kinh tế bằng nghề làm hương của chị Phương (bên phải) đã tạo việc làm ổn định cho nhiều hội viên phụ nữ

“Không có 50 triệu đồng vốn vay ưu đãi qua kênh phụ nữ thì làm chi có được cơ ngơi như hôm nay” - đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Phương, sinh năm 1984, hội viên phụ nữ Chi hội Cổ Tháp, xã Quảng Vinh.

Một thời chủ yếu làm nông nghiệp, thu nhập bấp bênh vì phụ thuộc vào mùa vụ nên kinh tế gia đình chị Phương luôn khó khăn. Trăn trở cách phát triển kinh tế, nhưng vướng bận con nhỏ và không có vốn nên chị Phương cũng đành bất lực. Nhưng từ khi tích cực tham gia công tác phụ nữ, được đi tập huấn, tìm hiểu về các mô hình phát triển kinh tế, chị Phương nảy ra ý định sản xuất hương tại nhà. Bởi đây là nghề mà chị có thể chủ động được thời gian, hơn nữa nhu cầu tiêu thụ lại rất cao.

Sau khi được Hội LHPN xã hỗ trợ, kết nối chị đã tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi. Chị bắt tay vào mua sắm máy móc, nguyên vật liệu để khởi nghiệp. Bằng sự chăm chỉ, từ chỗ làm nhỏ lẻ, nay cơ sở sản xuất hương của chị có 5-6 nhân công thường xuyên và hàng chục nhân công thời vụ. Không chỉ làm hương,  chị còn mở rộng chăn nuôi và làm dịch vụ cưới hỏi. Nhờ đó, từ chỗ là người phụ nữ thất nghiệp, nay chị đã làm chủ, phát triển kinh tế gia đình với thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.

Cũng là một hội viên khó khăn, nay chị Lê Thị Ánh Đào, sinh năm 1983, là bà chủ của cơ sở sản xuất tóc giả với hơn 30 nhân công.

“Có con nhỏ nên đi làm đâu được dăm bữa nửa tháng đều phải nghỉ vì con ốm đau. Nhưng nghĩ mãi thì chẳng có thu nhập. Vốn có nghề làm tóc giả, nên tôi đã nảy ra ý định đưa nghề tóc giả về làng, mình vừa làm kiếm thêm thu nhập vừa tạo việc làm cho các hội viên có cùng hoàn cảnh như mình. Nghề này cũng không khó, chỉ cần tỉ mỉ, chịu khó nên bất cứ chị em nào muốn làm, tôi đều truyền nghề. Hiểu được hoàn cảnh của những chị em nuôi con nhỏ, không chủ động được thời gian, tôi cho các chị em nhận sản phẩm về nhà làm, lúc nào hoàn thiện thì tới giao. Vừa chăm con, vừa làm việc bán thời gian, nhưng hơn 30 nhân công làm tóc giả của tôi đều có thu nhập từ 3-6 triệu đồng/tháng”, chị Đào cho biết.

Chị Hoàng Thị Kim Liên, thợ làm tóc giả cho chị Đào bộc bạch: Nhờ chị Đào đưa nghề làm tóc giả về làng mà những “mẹ bỉm” như em có việc làm, vừa chăm con vừa kiếm được thu nhập. Nhiều chị em sau khoảng thời gian mùa vụ cũng có thể làm thêm để kiếm thu nhập. Việc ổn định quanh năm, chỉ cần chịu khó, kiên trì và tỉ mẩn là có thu nhập ổn định.

Thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Hội LHPN xã Quảng Vinh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên phụ nữ tự tin, mạnh dạn, giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Chính qua những buổi tập huấn, các cuộc thi khởi nghiệp, nhiều hội viên phụ nữ xã đã có thêm kiến thức, định hình được cho mình mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, phát huy tài nguyên bản địa.

Bà Hoàng Thị Hải Triều, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Vinh thông tin: Nhằm tạo nguồn vốn tại chỗ giúp hội viên phụ nữ có thêm điều kiện đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, Hội đã vận động hội viên hưởng ứng tham gia các mô hình tiết kiệm, nhất là tiết kiệm tự nguyện tại chi, tổ hội, số tiền huy động 6 tháng đầu năm là 104 triệu đồng, tạo điều kiện cho hơn 400 lượt hội viên vay vốn.

Các cơ sở hội cũng tích cực phối hợp với các ngân hàng xét nhu cầu vay vốn của hội viên, tối giản hóa hồ sơ, kết nối giúp hội viên tiếp cận với nguồn vay dễ dàng hơn. Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hơn 2,5 tỷ đồng, tổng dư nợ các nguồn vốn vay ngân hàng do Hội quản lý là hơn 22 tỷ đồng, không có nợ quá hạn. Tất cả các hội viên vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Nhiều mô hình phát triển kinh tế của hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn định cho nhiều hội viên khác.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa

Từ năm 2023 đến nay, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam đã tài trợ tổng cộng 9 trạm nhà chờ và máy cấp nước uống miễn phí tại các địa điểm di sản và điểm du lịch, với kỳ vọng giảm rác thải nhựa từ hoạt động du lịch.

Trạm chờ tiếp nước giúp giảm rác thải nhựa
Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo

Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở thành “điểm tựa” vững chắc giúp người dân huyện miền núi Nam Đông vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và từng bước thoát nghèo.

Điểm tựa giúp người dân Nam Đông thoát nghèo
Một mốc son tự hào của A Lưới

Chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã bám sát thực tế, nhất là các tiêu chí, tiêu chuẩn về giảm nghèo bền vững để triển khai thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt.

Một mốc son tự hào của A Lưới
Khi người dân vươn lên thoát nghèo

Khi người dân phát huy được vai trò chủ thể, họ vượt qua được khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ thế, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Vang giảm đáng kể so với đầu năm nay.

Khi người dân vươn lên thoát nghèo
Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

Trong phong trào “Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu giai đoạn 2019 – 2024”, Hội CCB huyện Nam Đông đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cựu chiến binh Nam Đông vươn lên thoát nghèo

TIN MỚI

Return to top