ClockThứ Năm, 14/03/2024 06:58

Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi

TTH - Phát triển kinh tế từ chăn nuôi và kinh doanh buôn bán, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng, chị Trần Thị Viễn, sinh năm 1974 (Thủy Vân, TP. Huế) là tấm gương phụ nữ phát triển kinh tế giỏi ở địa phương.

Thu nhập khá từ vườn ao chuồngVai trò của nữ giới được khẳng định

 Chị Trần Thị Viễn (bên trái) làm giàu từ mô hình trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh

Để có được thành quả, nguồn thu nhập ổn định như hôm nay, chị Trần Thị Viễn cũng bắt đầu từ hai bàn tay trắng và những mảnh đất cằn cỗi.

Trước đây, kinh tế gia đình chị Viễn chỉ phụ thuộc vào mấy sào ruộng nên khá bấp bênh. Chồng chị thì làm đủ nghề, nhưng kinh tế gia đình không dư giả. Hai vợ chồng chị đã bàn với nhau “liều” thuê 3ha đất để xây dựng trang trại trồng cây ăn quả và nuôi heo, gà.

Những ngày đầu lập nghiệp, vợ chồng chị vất vả vô cùng, bởi vừa thiếu vốn vừa phải học hỏi các kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt. Nhưng trời không phụ người có công, những lứa heo thịt đầu tiên của gia đình chị cho lãi kha khá. Từ những đồng vốn tích cóp, vợ chồng chị ngày càng mở rộng chăn nuôi, trồng trọt. Đến nay, ngoài diện tích trồng cây ăn trái đã cho thu hoạch, mỗi năm chị cho xuất chuồng 2-3 lứa heo thịt, mỗi lứa trên dưới 1 ngàn con.

Vốn hay lam hay làm, khi mọi việc ở trang trại ổn định, chị mở rộng thêm chăn nuôi và kinh doanh gà thịt.

“Ở trang trại chủ yếu trồng cây ăn quả và nuôi heo, có nuôi thêm một ít gà thịt để bán cho bà con xóm giềng. Nhận thấy nhu cầu gà thịt ở địa phương rất lớn, nhất là các chị em phụ nữ kinh doanh ngành nghề tiệc cưới luôn cần số lượng lớn gà nhà nên tôi đã bàn với chồng mở rộng việc chăn nuôi gà để bán gà thịt ở vườn nhà”, chị Viễn cho biết.

Chính sự siêng năng, làm ăn có uy tín, mà tiếng tăm của chị Viễn  được nhiều người biết đến. Mỗi tháng chị bán trên dưới 1.000 con gà, tạo việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ địa phương. Bất kể ngày đêm, khách sỉ hay khách lẻ chị Viễn vẫn luôn tận tình phục vụ.

Vừa mới đi giao gà cho khách sỉ về, nhưng có người tới mua gà là chị không ngần ngại vào chuồng để cân gà, để khách khỏi đợi lâu. Chính sự cần cù, chịu thương, chịu khó đó của chị Viễn đã khiến mọi người rất tin tưởng, tìm đến chị và luôn sẵn lòng giới thiệu khách hàng cho chị khi cần.

Bằng sự ham học hỏi, chịu khó làm ăn chị Viễn đã gây dựng cơ nghiệp của gia đình bằng nhiều công việc khác nhau theo phương châm lấy ngắn nuôi dài. Hàng ngày, ngoài việc chăn nuôi, trồng trọt chị còn kiêm luôn “chân shipper giao gà”… công việc luôn phiên nhau, nhờ vậy mà nguồn thu nhập của gia đình chị luôn ổn định.

Chị Viễn bộc bạch: Bản thân tôi luôn tìm tìm tòi học hỏi để phát triển kinh tế gia đình mình. Nhờ có hướng đi đúng, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi và mạnh dạn kinh doanh thêm nên kinh tế gia đình tôi ngày càng khá giả. Mặc dù chưa phải là hộ kinh doanh quá lớn, nhưng khi cần thuê nhân công tôi luôn ưu tiên thuê các hội viên phụ nữ khó khăn ở địa phương. Hơn nữa, khi tích cực tham gia hoạt động hội, mô hình kinh doanh gà của tôi được các cấp Hội LHPN địa phương quảng bá, giới thiệu. Từ đó, tôi có thêm nhiều mối bạn hàng, số lượng gà được bán ra ngày càng tăng, thu nhập cũng khá hơn.

Là hội viên phụ nữ, có vốn, có kiến thức không những biết cách làm giàu cho bản thân từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, chị Viễn còn là một hội viên năng nỗ, luôn đi đầu trong các phong trào. Chị sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và cả vốn cho hội viên phụ nữ trong chi hội xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

Ngôi nhà khang trang, con cái học hành tới nơi tới chốn, đó là những thành quả mà người phụ nữ cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, sản xuất có được.

Bà Ngô Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội LHPN phường Thủy Vân cho biết: Chị Trần Thị Viễn là tấm gương phụ nữ đã vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi, để chị em hội viên noi theo. Chính sự bản lĩnh, chịu thương chịu khó của chị càng góp phần tô đẹp hình ảnh của người phụ nữ thời đại mới, tự tin, năng động, dám nghỉ, dám làm để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức già vượt khó

Bằng tinh thần vươn lên, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và được vay vốn chính sách để sản xuất, vợ chồng ông Đặng Hòa, bà Huỳnh Thị Lợi ở thôn Lộc Sơn, xã Phú Xuân là một trong những tấm gương đóng góp hiệu quả, chung tay cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Sức già vượt khó
Gần 100 học sinh vượt khó ở huyện Phú Lộc được trao học bổng

Ngày 11/10, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Lộc tổ chức trao tặng học bổng đợt 2 cho các em học sinh vượt khó trên địa bàn huyện, do tổ chức Zhi Shan Foundation tài trợ.

Gần 100 học sinh vượt khó ở huyện Phú Lộc được trao học bổng
Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo

Bên cạnh những nghĩa cử, hoạt động tri ân mà các cấp, các ngành và toàn xã hội thực hiện với những gia đình người có công (NCC) nói chung, thì với những hộ nghèo có thành viên là NCC hay những NCC có hoàn cảnh đặc biệt lại càng được quan tâm nhiều hơn.

Cùng người có công vượt khó, thoát nghèo
Return to top