ClockThứ Năm, 20/10/2022 06:45
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 92 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

Đồng hành gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa

TTH - Bằng những việc làm thiết thực và sáng tạo, các cấp hội phụ nữ đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, phấn đấu đến năm 2025 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Tạo cơ hội để phụ nữ đóng góp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa HuếGìn giữ di sản văn hóa Cố đô

Phụ nữ mặc áo dài diễu hành qua các tuyến đường

Lan tỏa vẻ đẹp áo dài

Thật khó quên trong dịp chào mừng 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ  (LHPN) Việt Nam và là hình ảnh gần 200 hội viên phụ nữ mặc áo dài, đạp xe diễu hành trên các tuyến đường chính, các điểm di tích lịch sử và văn hóa của thành phố Huế, mở đầu cho chuỗi các hoạt động sôi nổi của Ngày hội Áo dài với chủ đề “Một thoáng quê hương”. Tiếp theo là chương trình trình diễn dân vũ "Xinh tươi Việt Nam" tại quảng trường Ngọ Môn với 500 hội viên phụ nữ tham gia. Chương trình truyền tải thông điệp về niềm tự hào áo dài, tự hào di tích lịch sử - văn hóa Huế, đồng thời tôn vinh những giá trị văn hóa Huế.

Thừa Thiên Huế được xem là chiếc nôi sản sinh áo dài ngũ thân, đồng thời là mảnh đất gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển áo dài Việt Nam suốt hàng trăm năm qua. Áo dài là bản sắc văn hóa vùng đất, nét đẹp của con người xứ Huế. Ngay từ năm 2019,  Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội thành lập mô hình áo dài “Phụ nữ Thừa Thiên Huế - đồng hành cùng sắc tím”. Đến nay, 85% cơ sở hội đã hưởng ứng và thành lập mô hình. Cùng với phát động cuộc thi ảnh online “Áo dài với di sản văn hóa Huế, Tỉnh hội thành lập mô hình “Áo dài yêu thương” và thông qua mô hình, hơn 6.500 bộ áo dài được trao tặng đến hội viên, phụ nữ gặp khó khăn.

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức hội thảo “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam” nhằm hướng đến xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam”; tiến hành xây dựng hồ sơ “Nghề may đo áo dài truyền thống Huế” đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tiến tới đệ trình UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nâng cao giá trị ẩm thực Huế

Ngay từ cuối năm 2018, UBND tỉnh phê duyệt đề cương Đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế; nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực”.

Hội LHPN tỉnh kết nối nữ chuyên gia ẩm thực ở Huế để mở 300 lớp đào tạo ẩm thực truyền thống Huế, nữ công gia chánh, xây dựng mô hình, quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế cho hơn 12.600 cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ lĩnh vực dịch vụ hình thành chuỗi địa chỉ đặc sản Huế an toàn, thân thiện phục vụ phát triển du lịch và đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực”.

Kỷ niệm 21 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Hội LHPN tỉnh tổ chức “Diễn đàn Giao lưu vun đắp giá trị gia đình Việt Nam” với chủ đề “Vai trò của gia đình trong việc phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống”. Khách mời tham gia diễn đàn được giới thiệu một số món ăn truyền thống của Huế, như: Bánh gói Hương Cần, bánh ngũ sắc (bánh in), bánh măng mận… và nghe những chia sẻ quý báu của GS.TS. Thái Thị Kim Lan về văn hóa ẩm thực Huế cũng như các nét đẹp văn hóa truyền thống khác.

Bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: “Diễn đàn là cơ hội để mọi người có sự giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng gia đình ngày càng phát triển, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, có kỹ năng tổ chức tốt bữa ăn gia đình an toàn, chất lượng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, góp phần thực hiện đề án Huế - Kinh đô ẩm thực nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực Huế”.

Phát huy giá trị di sản văn hóa Huế

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế...”. Để mục tiêu đó trở thành hiện thực, sự đóng góp của phụ nữ trong vai trò bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Huế, con người Huế là rất quan trọng.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã nhất trí thông qua 10 mục tiêu cụ thể trong giai đoạn tới; trong đó, có mục tiêu về hàng năm tất cả các cơ sở hội có ít nhất một loại hình hoạt động để vận động phụ nữ phát huy giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa Huế, con người Huế.

Hội LHPN các cấp đẩy mạnh quảng bá, tuyên truyền và xây dựng thương hiệu Huế gắn với những đặc trưng di sản văn hóa, lịch sử, con người Huế, Huế là điểm đến an toàn. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao kiến thức, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách du lịch trong nước, ngoài nước trong việc buôn bán, giao dịch cũng như kỹ năng cho phụ nữ về lịch sử, văn hóa, truyền thống Huế.

Gần đây, có khá nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động khởi nghiệp gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống xứ Huế. Có thể kể, như “Thêu may Đoan Trang - Bảo tồn bản sắc văn hóa Huế qua những chiếc áo dài”, “Sen Huế” phục hồi và phát triển các sản phẩm từ đặc sản sen Huế hay mô hình “Hue Lotus Homestay - Phát triển du lịch Sen Huế”, “Cơ sở nón lá Nguyễn Thị Kiềm” bảo tồn nét đẹp nón lá Vân Thê. Cuộc thi "Phụ nữ kinh doanh tài ba" năm 2022 do Hội LHPN tỉnh tổ chức thu hút 65 ý tưởng tham gia dự thi.

Theo bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cuộc thi góp phần đẩy mạnh hơn nữa phong trào khởi nghiệp của các cấp hội, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top