ClockThứ Tư, 05/04/2023 14:42

Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

TTH.VN - Ngày 5/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện A Lưới tổ chức Hội nghị chia sẽ các mô hình phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tặng quà hộ nghèo cồn Hến và thăm Làng Trẻ em SOS HuếChống bạo lực "kép"Tăng cường giải quyết các vấn đề về phụ nữ và trẻ em

leftcenterrightdel
 Trao đổi, chia sẻ các mô hình kinh tế tại hội nghị

Tham dự hội nghị có các hội viên tổ liên kết các mô hình phát triển kinh tế của các xã.

Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, Dự án 8 do Hội LHPN Việt Nam chủ trì, xây dựng và triển khai. Đối tượng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Huyện A Lưới có 13 xã nằm trong dự án này.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Đây là lần đầu tiên, trong chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi có riêng một dự án thành phần về thúc đẩy bình đẳng giới.

Một số mô hình hiệu quả như nuôi cá lồng của tổ liên kết xã Hồng Thái; nuôi lợn của tổ liên kết xã Hồng Thượng; trồng chuối già lùn của tổ liên kết xã Hồng Kim – xã Hồng Bắc và du lịch cộng đồng xã Trung Sơn, đã được chia sẻ, dự kiến nhân rộng ở các địa phương.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện nhấn mạnh, thông qua hội nghị chia sẻ các mô hình phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế lần này, nhằm tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội.

Tin, ảnh: NGUYÊN ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top