ClockThứ Hai, 21/05/2018 06:15

Trách nhiệm và chia sẻ

TTH - Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tạo nên bức tranh sinh động, nhiều màu sắc trong thực hiện Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Triển khai đề án hỗ trợ phụ nữTuyên truyền viên thầm lặngHỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.Thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị thế người phụ nữNâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ khu vực biên giới, biển đảo

Hội viên Hội LHPNVN TP. Huế tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng túi ni lông để bảo vệ môi trường

Thấm sâu vào công việc hàng ngày

Thời điểm này, ở Nam Đông, người nông dân đang vào vụ thu hoạch lúa. Đây cũng là lúc tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên phụ nữ được phát huy thông qua mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Theo chị Hoàng Thị Lệ, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) xã Thượng Quảng, phần lớn hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã làm nông nghiệp. Đến mùa thu hoạch, các chị tất bật với công việc gặt, phơi lúa... Để chia sẻ công việc, các chi hội phụ nữ trong xã đã xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Mỗi tổ 20 -25 chị, hợp sức lại giúp nhau, nhà nào lúa chín trước thì ưu tiên thu hoạch trước, nhà nào lúa chín sau thì thu hoạch sau.

Chị Hồ Thị Be, Chi hội trưởng Phụ nữ thôn 3 chia sẻ: “Với cách làm này, chúng tôi đã giúp nhau làm kịp mùa vụ, đỡ vất vả trong lao động sản xuất. Hết giúp nhau thu hoạch lúa, chúng tôi lại giúp nhau phát nương, rẫy, trồng keo... Đối với các gia đình chính sách, gia đình neo đơn đều được chúng tôi giúp công miễn phí”. Hiện ở xã Thượng Quảng có 6/6 chi hội có “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Mô hình này cũng được Hội LHPNVN huyện Nam Đông nhân rộng ở các xã Thượng Long, Hương Hữu...

Hội LHPNVN phường Phú Hậu (TP. Huế) phối hợp với Xưởng may Đồng phục Huế HP (TP. Huế)  thành lập mô hình “Tổ liên kết đào tạo nghề và sản xuất hàng may mặc”. Tổ tập hợp các hội viên chưa có nghề, việc làm trên địa bàn phường, tổ chức dạy may miễn phí và tạo việc làm tại chỗ bằng cách cho các chị nhận hàng may gia công. Hiện tổ liên kết này đang dạy nghề cho 15 chị.

Chị Nguyễn Thị Thúy Ngân, Phó Chủ tịch Hội LHPNVN TP. Huế thông tin, trước đây, Hội LHPNVN TP. Huế học tập và làm theo lời Bác bằng việc chỉ tập trung xây dựng các mô hình tiết kiệm, tương thân, tương ái, thì nay đã mở rộng thêm nhiều mô hình mới như thành lập các tổ liên kết để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp...

Gần gũi hội viên

Ở đội ngũ cán bộ hội chuyên trách, nổi bật là học Bác ở việc sửa đổi tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, tăng cường sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của hội viên.

Bà Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPNVN tỉnh cho biết, trước đây, mỗi lần về cơ sở kiểm tra tình hình công tác hội và phong trào phụ nữ theo định kỳ, cán bộ hội tỉnh, huyện chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ kiểm tra đơn vị đó hoạt động như thế nào, điều hành, quản lý sổ sách, nguồn vốn của hội ra sao, các chương trình dự án có được triển khai, thực hiện đúng hay không...

Từ khi thực hiện cải tiến lề lối làm việc hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác, mỗi lần cán bộ cấp tỉnh, huyện về cơ sở, đều lồng ghép triển khai một chuyên đề trọng tâm của hội theo phương pháp giao lưu, đối thoại như: Công tác hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; việc xây dựng các tổ liên kết sản xuất theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường; xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”,…

Cũng theo bà Thanh, do trình độ và kỹ năng của một số cán bộ cơ sở có phần hạn chế, đôi khi các nội dung truyền đạt tới hội viên chưa được trọn vẹn, đầy đủ nên các hội viên chưa nhận ra được mục đích, ý nghĩa của phong trào để thực hiện. Sự lồng ghép các hoạt động này của cán bộ hội giúp hội viên hiểu đúng, đủ nội dung các phong trào thi đua và tích cực hưởng ứng tham gia, mặt khác thể hiện sự gần gũi, gắn bó giữa cán bộ và hội viên, xây dựng hình ảnh người cán bộ hội thân thiện, gần gũi.

Chị Hồ Thị Tanh, Chủ tịch Hội LHPNVN xã Hồng Quảng, huyện A Lưới tâm sự: “Trước đây, nghe hội cấp trên về kiểm tra thì rất lo, nhưng bây giờ đó cơ hội để chúng tôi nâng cao kỹ năng hoạt động”.

Thời gian tới, Hội LHPNVN tỉnh sẽ xây dựng các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo hướng ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm hơn; đồng thời, kịp thời biểu dương, nhân rộng những cách làm hay, mô hình tốt để tạo sức lan tỏa trong cán bộ, hội viên.

Qua 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác, các cấp hội phụ nữ thành lập được trên 10 tổ liên kết sản xuất do phụ nữ làm chủ; có 181.707 hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, với số tiền trên 14,5 tỷ đồng; sửa chữa, xây dựng 44 “Mái ấm tình thương”, với tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng...

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Trách nhiệm trước xã hội

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Trần Thị Kim Loan đánh giá: Ban Phụ nữ (PN) Công an tỉnh là một trong những đơn vị mạnh, có nhiều mô hình, chương trình cụ thể, thiết thực hướng về cơ sở, vì cộng đồng, trách nhiệm với người dân.

Trách nhiệm trước xã hội
Đến được chung kết, đã là người chiến thắng

Với chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế có 7 học sinh vào chung kết năm. Trong đó, Hồ Ngọc Hân là Quán quân năm thứ 9 và Nguyễn Nguyễn Thái Bảo là Á quân năm thứ 5. Cả hai anh đều đang công tác ở Huế. Trước trận đấu chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm nay, Ngọc Hân và Thái Bảo đều mong Võ Quang Phú Đức tự tin, thoải mái và có những trải nghiệm đáng nhớ ở cuộc thi.

Đến được chung kết, đã là người chiến thắng
Return to top