ClockThứ Ba, 10/10/2023 06:27

Từ những việc làm thiết thực

TTH - Nhiều tập thể và cơ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Thủy đã gắn kết nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với nhiều hoạt động, phong trào thiết thực.

Hết lòng với hội viênPhụ nữ làm chủ kinh tếYêu thương qua từng chiếc áo dài

 Tiết kiệm tiền để giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

Học Bác từ những việc nhỏ

 Sau khi đập heo đất được tiết kiệm từ nguồn bán phế liệu của Chi hội 12, Hội LHPN phường Thủy Dương đã thống nhất dùng nguồn quỹ này để nhận đỡ đầu cháu Trần Văn Chí Thao hiện đang  ở với bác tại tổ 1 có hoàn cảnh rất khó khăn, mồ côi cha.

Trần Văn Chí Thao là 1 trong hơn 60 em học sinh được các cấp hội phụ nữ thị xã nhận đỡ đầu và kết nối các tổ chức, cá nhân hảo tâm nhận đỡ đầu với mức hỗ trợ mỗi em từ 300 – 500 ngàn đồng/tháng. Các cấp hội còn chủ động vận động sữa bánh, sách vở, áo quần, đồ dùng học tập, mũ bảo hiểm, xe đạp để hỗ trợ các em. Hội LHPN thị xã còn phân công chị em phụ nữ công tác tại địa phương thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên tinh thần trẻ mồ côi, hỗ trợ gia đình các em.

Để có nhiều hơn nữa những em nhỏ, mảnh đời kém may mắn được “tiếp sức”, bù đắp, Hội LHPN thị xã đã chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình để nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Đồng thời, để mỗi hội viên có thể làm tốt vai trò kết nối với các mạnh thường quân, những “Mẹ đỡ đầu” với trẻ em, tạo điều kiện để những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận, nhận sự hỗ trợ kịp thời.

Với phương châm “Học Bác từ những việc làm thiết thực hàng ngày”, Hội LHPN thị xã đã quán triệt sâu rộng các nội dung việc học tập và làm theo Bác, tổ chức ký cam kết với các cơ sở hội và hội viên trong việc triển khai thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trọng tâm của hội với từng thời điểm, giai đoạn cụ thể.

Hội viên Nguyễn Thị Khuyên, xã Thủy Tân chia sẻ: Trước đây, tôi cứ nghĩ học tập theo Bác là nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, học Bác những điều lớn lao nhưng khi tham gia các phong trào phụ nữ địa phương mới biết bất cứ ai cũng cần học tập đạo đức, phong cách của Bác. Học Bác chính là học về lối sống, là sự cần, kiệm, là việc bảo vệ môi trường hay giúp đỡ nhau trong mọi việc…

Đến nay, các cấp hội trên địa bàn đã triển khai được 61 mô hình IMO với 876 thành viên tham gia. Qua quá trình thực hiện, mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc bảo vệ môi trường, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia, từ đó tạo sức lan tỏa để cộng đồng cùng chung tay thực hiện nếp sống xanh, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thị xã.

Mang lại hiệu quả lớn

Ở thị xã Hương Thủy, việc học tập và làm theo Bác còn được chị em hưởng ứng thông qua việc thực hiện tốt các mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch”, “Nói không với rác thải nhựa”, các mô hình “Biến rác thành tiền” như “Tiết kiệm xanh”, “Đổi phế liệu - lấy màu xanh". Hay bằng các việc làm thiết thực như chăm sóc đường hoa, đường cây; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ xây dựng khuôn viên nhà ở xanh - sạch - đẹp; khơi thông và làm sạch rãnh thoát nước... Qua các hoạt động, hội đã trồng được 1.107 cây hoa, 115 cây xanh; chăm sóc và  duy trì 8 tuyến đường hoa; 42 tuyến đường tự quản; 31 điểm sinh hoạt cộng đồng “Xanh - Sạch - Sáng - Thân thiện với môi trường”; 86 mô hình  “Hạn chế đốt, rải vàng mã nơi công cộng”; 86 mô hình “Hạn chế sử dụng túi ni lông dùng giỏ nhựa đi chợ”…

Bên cạnh các mô hình, phong trào thiết thực, hội luôn quan tâm, hỗ trợ, thăm, tặng quà cho phụ nữ và trẻ em yếu thế. 6 tháng đầu năm, các cấp hội đã tặng 175 suất quà với tổng trị giá 87,5 triệu đồng; tổ chức thăm hỏi, tặng quà Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, giúp đỡ gia đình chính sách trên địa bàn; sửa chữa nhà cho phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; trao 85 suất học bổng với tổng số tiền là 42,5 triệu đồng... cho các học sinh nghèo hiếu học.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Hương Thủy chia sẻ: Hội LHPN thị xã sẽ tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động một cách sáng tạo, sát với thực tế để phong trào phụ nữ ngày càng hiệu quả, phát triển rộng khắp, xây dựng gia đình hạnh phúc và chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, khơi dậy ý thức thi đua học tập, lao động sáng tạo, phát huy vai trò nòng cốt, là cầu nối trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người "truyền lửa" cho phong trào phụ nữ

Chị Lê Thị Hồng Thanh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh là một trong 30 cán bộ hội xuất sắc, được nhận Giải thưởng Nguyễn Thị Định lần thứ Nhất năm 2024, do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng.

Người truyền lửa cho phong trào phụ nữ
Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới

Cùng với phát triển sâu rộng, tăng nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế - xã hội, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay cần có các giải pháp hiệu quả, thiết thực hơn nhằm hướng phong trào đến xây dựng các mô hình sản xuất mới.

Hướng phong trào đến xây dựng mô hình sản xuất mới
Về với dân

Thông qua phong trào thi đua "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới", Lực lượng vũ trang (LLVT) Thừa Thiên Huế đã phối hợp cùng với các cấp, ngành và địa phương trong triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; trong đó nổi bật là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Về với dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Cách tạo cv mẫu nhanh chóng
Return to top