ClockThứ Hai, 20/05/2019 05:15

Vươn lên và sẻ chia

TTH - Câu chuyện học Bác của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh không chỉ dừng lại ở những mô hình truyền thống như hũ gạo tình thương, heo đất tiết kiệm mà được “viết” tiếp bằng nhiều mô hình mới phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Khởi công “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ ở Hương ThủyGiỏi giang và nhân hậu

Phụ nữ phường Tây Lộc (TP. Huế) chăm chút con đường hoa

Tự tin vươn lên

Ở tổ dân phố Viễn Trình, thị trấn Phú Đa (Phú Vang) rất nhiều người dân biết đến chị Nguyễn Thị Hạnh, bởi chị là gương phụ nữ điển hình trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Chia sẻ về công việc mình làm, chị Hạnh cho biết, đó là nhờ chị học tập là làm theo lời Bác.

Trước đây, vợ chồng chị ổn định cuộc sống với một cửa hàng tạp hóa và nghề thợ may của chồng. Nhưng được các cấp hội tuyên truyền, vận động việc đăng ký về học tập và theo lời Bác, chị đăng ký sẽ nỗ lực hơn trong phát triển kinh tế. Để thực hiện nội dung đã đăng ký, chị tìm cách vươn lên. Nắm bắt được nhu cầu của người dân, chị Hạnh đã tham gia lớp chế biến thức ăn và mở dịch vụ nhà hàng phục vụ tiệc cưới, hỏi, hiếu hỷ tại gia đình. Bình quân mỗi tháng, chị nhận khoảng 12 - 15 tiệc, mỗi tiệc từ 30 - 40 bàn, thu nhập bình quân trên dưới 10 triệu đồng. Chị còn mở thêm nhà hàng ăn uống, nhờ đó, không những làm giàu cho gia đình, chị Hạnh còn tạo công ăn việc làm cho trên 20 lao động địa phương với thu nhập bình quân khoảng 300 ngàn đồng/người/ngày.

Học Bác tấm lòng tương thân, tương ái, chị Hạnh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, đi đầu trong việc đóng góp xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, giúp đỡ nhiều phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

Không trông chờ ỷ lại, năm 2018, hai hội viên phụ nữ của xã Hương Bình (thị xã Hương Trà) là chị Cao Thị Lũ ở thôn Hương Lộc và chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Tân Phong vươn lên thoát nghèo.

Chồng mất sớm, chị Lũ một mình nuôi 3 đứa con ăn học. Cảm thông với hoàn cảnh của chị, các cấp hội ưu tiên giúp đỡ rất nhiều, từ hỗ trợ xây dựng mái ấm tình thương, đến hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Số tiền thu được từ mô hình "Heo đất tiết kiệm học Bác" cũng được chi hội hỗ trợ cho chị. “Trân quý những gì các chị dành cho mình, tôi không thể trông chờ ỷ lại mà phải vượt khó vươn lên”, chị Lũ nói. Chăm chút gần 1ha cao su để cho năng suất hơn, chăn nuôi thêm heo, gà..., chị Lũ đã vươn lên toát nghèo.

Chị Hạnh, chị Lũ, chị Thu là ba trong rất nhiều hội viên phụ nữ thấm nhuần lời dạy của Bác, vượt mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, được Hội LHPN các cấp tuyên dương, khen thưởng.

Hỗ trợ, giúp đỡ nhau

Trong những mô hình học tập và làm theo lời Bác của phụ nữ Nam Đông và A Lưới, nổi bật có mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Theo chị Hoàng Thị Lệ, Chủ tịch Hội LHPN xã Thượng Quảng (Nam Đông), phần lớn hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã làm nông nghiệp nên đến mùa vụ, các chị tất bật công việc đồng áng... Để chia sẻ công việc cùng nhau, các chi hội phụ nữ trong xã đã xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Mỗi tổ 20 -25 chị, hợp sức lại nay làm cho chị này, mai làm giúp chị khác vừa năng suất lại vừa tạo tinh thần đoàn kết. “Đối với các gia đình chính sách, gia đình neo đơn đều được chúng tôi giúp công miễn phí”, chị Lệ cho hay. Hiện ở xã Thượng Quảng có 6/6 chi hội có “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”. Mô hình này cũng được Hội LHPNVN huyện Nam Đông nhân rộng ở các xã Thượng Long, Hương Hữu...

Không chỉ giúp nhau ngày công cho các thành viên, “Tổ phụ nữ giúp nhau ngày công” của phụ nữ ở các xã của huyện A Lưới còn đảm nhận ngày công từ các hộ dân để gây quỹ, mỗi công từ 50 đến 100 nghìn đồng. Từ nguồn quỹ có được, các chị giúp nhau đóng quỹ hội, trao học bổng Nguyễn Thị Định cho học sinh nghèo, tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn.

Chị Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới cho biết: Ở vùng núi A Lưới địa hình phức tạp, các chị phải băng rừng vượt suối vào nương, rẫy, vì vậy mô hình giúp nhau ngày công rất ý nghĩa, tạo được sự an toàn cho chị em. Hầu hết Hội LHPN các xã ở A Lưới thành lập mô hình này.

Trong danh sách đăng ký và làm theo Bác, nhiều đơn vị hội phụ nữ đã có thêm những mô hình mới như: “Biến rác thành quà tặng” của phụ nữ Hương Chữ, Hương An (Hương Trà); mô hình “Tiết kiệm xanh giúp phụ nữ khởi nghiệp” của phụ nữ Hương Thủy, Phú Vang; “Trồng cây xanh" của phụ nữ Phong Mỹ, Phong Điền…

Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 05 về học Bác (2016 – 2018), có 181.707 hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, với số tiền trên 14,5 tỷ đồng; sửa chữa, xây dựng 44 “Mái ấm tình thương”, với tổng trị giá trên 1,3 tỷ đồng...

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng hành vượt khó

Là người đứng đầu phong trào phụ nữ địa phương, họ luôn trăn trở xây dựng những mô hình hay, phong trào thiết thực để tập hợp hội viên, cùng nhau chung tay chia sẻ giúp đỡ hội viên (HV) khó khăn vươn lên.

Đồng hành vượt khó
Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay

Gần 20 năm làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, chị Đặng Thị Xuân, Chi hội Phụ nữ thôn Phường 4 xã Vinh Hà (Phú Vang) tận tụy với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, giúp nhiều hộ vay vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.

Giúp phụ nữ thoát nghèo từ nguồn vốn vay
Biến "cần câu" thành đòn bẩy kinh tế

Từ những đồng tiền sẻ chia, những mô hình sinh kế do các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP. Huế trao tặng, những hội viên phụ nữ khó khăn đã nỗ lực, biến các “cần câu” thành đòn bẩy để phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo.

Biến cần câu thành đòn bẩy kinh tế
Giúp phụ nữ làm giàu từ sàn thương mại điện tử

Sáng 29/5, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu sàn thương mại điện tử (TMĐT) và kết nối hỗ trợ địa phương tiêu thụ sản phẩm.

Giúp phụ nữ làm giàu từ sàn thương mại điện tử
Return to top