ClockChủ Nhật, 02/06/2024 13:07

Sớm cụ thể hóa Luật Căn cước

TTH - “Việc đổi tên sẽ bảo đảm tính bao quát hơn và không tác động đến tâm lý người dân. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân (CCCD) vẫn giữ nguyên hiệu lực pháp luật” là một trong những nội dung mà Luật Căn cước (CC) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Tuyên truyền sâu rộng những nội dung quan trọng của Luật Căn cước Quốc hội thông qua Luật Căn cướcĐổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật

Thượng tá Phan Quốc Hải 

Thượng tá Phan Quốc Hải, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Cảnh sát quản lý Hành chính về Trật tự xã hội Công an tỉnh chia sẻ rõ hơn với Thừa Thiên Huế Cuối tuần xung quanh vấn đề này.

“Việc đổi tên thành thẻ CC là để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới hiện nay”, Thượng tá Hải khẳng định.

Thượng tá có thể nói rõ hơn về Luật CC?

Luật CC được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, bao gồm 7 chương 46 điều. Như vậy, Luật CC sẽ thay thế cho Luật CCCD 2014. Theo đó, thẻ CCCD cũng sẽ được gọi với tên mới là thẻ CC.

 Công an toàn tỉnh đang tiếp tục cấp, đổi thẻ căn cước cho người dân, đồng thời tuyên truyền về Luật Căn cước trong cộng đồng

Điều 18 Luật CC quy định thông tin được in trên thẻ CC bao gồm: Hình Quốc huy; dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; dòng chữ “CĂN CƯỚC”; ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng; nơi cấp: Bộ Công an. Trên thẻ CC sẽ không có thông tin quê quán, vân tay.

Vì sao phải đổi từ thẻ CCCD thành thẻ CC?

Việc đổi tên thành thẻ CC là để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới hiện nay.

Việc đổi tên sẽ bảo đảm tính bao quát hơn và không tác động đến tâm lý người dân vì, tại Điều 46, Luật CC quy định rõ các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân (CMND), thẻ CCCD vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Thẻ CCCD quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ CC. 

Như vậy, việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ CC sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.

Những người đã được cấp CCCD trước đây có ảnh hưởng gì không, thưa Thượng tá?

Theo Bộ Công an, CCCD đã được cấp trước ngày Luật CC mới có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Đối với những CCCD đã cấp vẫn còn nguyên giá trị sử dụng, không bị tác động bởi quy định này.

Thẻ CC mới sẽ không còn vân tay, quê quán?

Đúng vậy, Luật đã sửa đổi, bổ sung theo hướng lược bỏ vân tay và sửa đổi quy định về thông tin số CC, dòng chữ “CCCD, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ” thành “số định danh cá nhân, CC, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú trên thẻ CC...”.

Việc thay đổi, cải tiến như trên để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng CC; hạn chế việc phải cấp đổi CC và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Các thông tin CC của người dân sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên CC.

Công dân dưới 14 tuổi vẫn được cấp thẻ CC nếu có nhu cầu?

Từ 1/7/2024, khi Luật CC có hiệu lực thì theo Điều 19 của luật này, đối tượng được cấp thẻ CC là: Công dân Việt Nam; độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải làm thủ tục cấp thẻ CC; công dân dưới 14 tuổi nếu có nhu cầu thì thực hiện thủ tục cấp thẻ CC.

Như vậy, theo quy định mới, người dưới 14 tuổi từ ngày 1/7/2024 có thể được cấp thẻ CC nếu có nhu cầu.

Mỗi công dân được cấp 1 CC điện tử?

Mỗi công dân Việt Nam được cấp 1 CC điện tử. CC điện tử có giá trị tương đương như CC sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công và thực hiện các giao dịch, hoạt động theo nhu cầu của người dân.

Để tạo điều kiện cho người dân, luật đã quy định chuyển tiếp theo hướng CCCD đã được cấp trước ngày luật có hiệu lực thi hành sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Người dân khi có nhu cầu sẽ được cấp đổi sang thẻ CC.

Đối với CMND còn hạn sử dụng đến sau ngày 31/12/2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Cơ quan nhà nước không được yêu cầu người dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về CMND, CCCD trong giấy tờ đã cấp. CCCD, CMND hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước ngày 30/6/2024 tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.

Thủ tục để cấp thẻ CC đối với trẻ dưới 14 tuổi được quy định như thế nào?

Việc này được quy định tại Điều 23 Luật CC. Việc thực hiện cấp thẻ CC cho trẻ dưới 6 tuổi qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Với người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì, thực hiện qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý CC.

Với trẻ từ 6 - dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ trực tiếp đưa người này đến cơ quan quản lý CC để thu nhận đặc điểm nhân dạng, thông tin sinh trắc học; kê khai, ký, thực hiện thủ tục cấp thẻ CC thay cho người đó.

Các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai những công việc để người dân hiểu hơn về Luật CC?

Bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, UBND tỉnh, thời gian qua, Công an tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật CC đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh đã biên soạn tài liệu để phổ biến, tuyên truyền Luật CC đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, người dân trên địa bàn; tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ làm công tác quản lý CC, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu CC. Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương, nhất là công an cấp xã tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật CC để Nhân dân nắm, thực hiện.

Công an tỉnh cũng đã và đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện các chuyên mục, phóng sự nhằm tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về Luật CC. Mong rằng, người dân chấp hành nghiêm và sớm đi vào cuộc sống khi Luật CC có hiệu lực.

Xin cảm ơn ông!

Phong Anh (Thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Công an sẵn sàng triển khai Luật Căn cước từ 1/7

Ngày 28/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm thu nhận hồ sơ, cấp thẻ Căn cước cho công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi; từ 6 đến dưới 14 tuổi; từ 14 tuổi trở lên và cấp Giấy chứng nhận Căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch từ ngày 1/7/2024.

Bộ Công an sẵn sàng triển khai Luật Căn cước từ 1 7
Bù tiền vé máy bay… “vô duyên”

Đôi co qua lại, mà giờ bay thì đã cận kề, hỏi thì được “khuyên” sang quầy của hãng bay mà trình bày, nếu còn vé thì sẽ được đổi, còn không thì buộc phải hủy- Chúng tôi được cảnh báo! Hai vợ chồng lật đật chạy sang quầy của hãng bay...

Bù tiền vé máy bay… “vô duyên”
Quốc hội thông qua Luật Căn cước

Tiếp tục Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 27/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước với 431/468 phiếu tán thành (tương đương 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội).

Quốc hội thông qua Luật Căn cước
Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, đồng thời không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.

Đổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật

TIN MỚI

Return to top