ClockThứ Năm, 30/06/2016 09:38

Tăng cường cho vay các chương trình giảm nghèo

TTH.VN - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường cho vay các chương trình về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, cho vay theo dự án... để có tác dụng lan tỏa về kinh tế, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương.

Theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Thông báo số 160/TB-VPCP, để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phải nghiên cứu, bảo đảm hài hòa yếu tố Nhà nước và yếu tố thị trường (trong đó yếu tố Nhà nước đóng vai trò chủ đạo) để tăng tính chủ động, sáng tạo, phân cấp, phân quyền trong việc huy động các nguồn lực xã hội, nguồn lực ngân sách Nhà nước cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách tín dụng còn tồn tại bất cập để sửa đổi, bổ sung, bảo đảm phù hợp với thực tế (đặc biệt là các chính sách đối với hộ đồng bào dân tộc), đi vào trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào địa bàn cụ thể (huyện, xã), bám sát thực tiễn, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu tập trung và tăng cường cho vay các chương trình về giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, cho vay theo dự án, tăng cường liên kết thông qua mô hình trang trại, nông trại, hợp tác xã, nhóm hộ gia đình để có tác dụng lan tỏa về kinh tế, tạo việc làm, phát triển kinh tế địa phương.

Cùng với đó, chính quyền các địa phương các cấp cũng phải tăng cường bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo riêng cần bố trí nguồn lực tương xứng để thực hiện theo đúng tinh thần của Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; chỉ đạo thường xuyên việc điều tra, rà soát, thống kê xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng này sớm được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội là điểm sáng trong thực hiện chính sách giảm nghèo và các chính sách xã hội khác, không chỉ góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển mặt kinh tế - xã hội mà còn giúp ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top