ClockThứ Năm, 16/04/2020 07:41

Tăng đối thoại để giải quyết những vấn đề phát sinh ở cơ sở

TTH - Thông qua đối thoại với Nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Phong Điền kịp thời nắm bắt, giải quyết những vấn đề vướng mắc, tồn đọng tại cơ sở.

Tăng cường đối thoại tại nơi xảy ra vụ việc khiếu nại, tố cáoĐối thoại với người dân chung cư Đống Đa sẽ được tổ chức trong thời gian tới

Người dân Phong Hiền trình bày những vấn đề còn tồn tại tại buổi đối thoại với Bí thư Huyện ủy

Hiệu quả

Điền Hương (Phong Điền) là xã giáp ranh với các xã Hải Khê, Hải Dương (Hải Lăng, Quảng Trị). Do lịch sử để lại nên tranh chấp địa giới hành chính luôn là vấn đề đáng quan tâm tại đây.

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 2/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo 2 huyện đã thống nhất phân định ranh giới, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân cũng như việc quản lý Nhà nước của 2 huyện. Tuy nhiên, để đạt sự đồng thuận, thống nhất đó, cấp ủy Đảng các cấp đã trực tiếp đối thoại với Nhân dân 3 cuộc. Đến nay, việc cắm mốc, xác định địa giới hành chính đã hoàn thành, người dân vùng giáp ranh yên tâm làm ăn, canh tác.

Liên quan đến vấn đề địa giới hành chính giữa xã Điền Hương và xã Điền Môn (Phong Điền), cấp ủy Đảng các cấp cũng đã tổ chức đối thoại trực tiếp với Nhân dân để giải quyết những vấn đề tồn tại. Qua đó, thống nhất chuyển địa giới chính từ xã Điền Môn sang xã Điền Hương quản lý là trên 12,5ha. Đến nay, địa giới hành chính giữa 2 xã đã ổn định và người dân rất hài lòng về kết quả giải quyết trên của các cấp chính quyền.

Ông Trần Gia Truyền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Điền Hương cho biết, để giải quyết rốt ráo những vấn đề nảy sinh, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong dân, hàng tháng, Bí thư Đảng ủy xã đã tiếp dân, trực tiếp đối thoại với dân ít nhất 2 lần. Qua đối thoại, cấp ủy, chính quyền nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân liên quan đến vấn đề nảy sinh trong xã hội như: tranh chấp đất đai; xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy, hải sản… Từ đó, giải quyết rốt ráo, kịp thời những vướng mắc cho bà con Nhân dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn tại địa phương.

Thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị và Quy định 2083-QĐ/TU ngày 18/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng ủy các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền đã xây dựng kế hoạch, lịch tiếp dân của Bí thư Đảng ủy tại địa phương để triển khai thực hiện. Đến nay, Bí thư Đảng ủy các xã, thị trấn đã tiếp dân và đối thoại tực tiếp với Nhân dân các thôn, tổ dân phố 152 cuộc.

Giải quyết vấn đề người dân quan tâm

Xác định đối thoại với Nhân dân là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong giai đoạn hiện nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Phong Điền đã ban hành kế hoạch tiếp dân, đối thoại trực tiếp và xử lý những kiến nghị, phản ánh của dân; trong đó nêu cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy. Rất nhiều cuộc đối thoại giữa những người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân đã tạo được sự đồng thuận lớn. Những xung đột liên quan đến đất đai, giải tỏa đền bù tái định cư, ô nhiễm môi trường… được giải quyết ổn thỏa thông qua các cuộc đối thoại.

Từ tháng 3/2019 đến nay, Bí thư Huyện ủy Phong Điền đã có 9 cuộc đối thoại với người dân để lắng nghe những kiến nghị, phản ánh liên quan các nội dung về kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, quốc phòng - an ninh và các vấn đề khác có liên quan trên địa bàn các xã, thị trấn. Đặc biệt, chú trọng một số vụ việc tồn đọng, kéo dài được Nhân dân quan tâm như: Phương án điều chỉnh khu tái định cư của Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoạn đi qua địa bàn xã Phong Sơn; tình trạng rạn nứt nhà ở, sụt lún đất nông nghiệp của một số hộ dân ở xã Phong Xuân liên quan đến việc khai thác mỏ đá vôi của Nhà máy Xi măng Đồng Lâm; việc triển khai thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch sử để lại…

Ông Nguyễn Thanh Bình, Bí thư Huyện ủy Phong Điền cho biết, thông qua các buổi đối thoại trực tiếp với Nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó, chỉ đạo UBND huyện, các phòng, ban chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết rốt ráo các vấn đề nảy sinh ở cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng” và tình trạng đơn thư vượt cấp. Đồng thời, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những phản ánh, kiến nghị vượt thẩm quyền…

“Thời gian tới, Phong Điền sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả Quy định 11 của Bộ Chính trị và Quy định 2083 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân. Trong đó, tập trung vào một số vấn đề, nội dung quan trọng được Nhân dân quan tâm để triển khai thực hiện. Đồng thời chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các kết luận của Thường trực Huyện ủy tại các buổi tiếp dân, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm, vướng mắc trong dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn tại cơ sở”, ông Nguyễn Thanh Bình khẳng định.

Hải Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top