ClockThứ Ba, 30/08/2022 10:58

30 em học sinh tham gia trải nghiệm Trại hè “Hành trình tái sinh”

TTH.VN - Sáng 30/8, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh tổ chức Trại hè trải nghiệm “Hành trình tái sinh” năm 2022.

Chung tay giảm rác thải nhựaĐẩy mạnh truyền thông giảm thiểu rác thải nhựa và phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồnHành động nhỏ, ý nghĩa lớnGiảm nguy cơ phát tán chất thải nguy hại ra môi trường

Trưng bày, giới thiệu sản phẩm thủ công tái chế từ rác thải nhựa 

Hoạt động thu hút 30 em học sinh lớp 7, 8 của 6 trường THCS trên địa bàn thành phố Huế.

Trong thời gian 2 ngày, các trại sinh sẽ tham gia hành trình trải nghiệm sự tái sinh của nhựa và tìm hiểu về tác hại của rác thải nhựa thông qua các hoạt động sôi nổi như: Cuộc thi Rung chuông vàng với chủ đề “Hành trình vì một môi trường không rác thải nhựa”; tham quan học tập mô hình phân loại rác tại nguồn, giá trị của rác thải tại Trung tâm Thông tin Môi trường tại Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế.

Bên cạnh đó, các trại sinh cũng được rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống thông qua hoạt động lửa trại và Team Building, được thực hành các hoạt động sống xanh thông qua tham gia làm vệ sinh, thu gom rác thải trên bãi biển. Cuối hành trình trải nghiệm các hoạt động tham quan học tập và thực hành, các em được sáng tạo từ những gì mình đã học được thông qua cuộc thi vẽ tranh về môi trường, cuộc thi hùng biện “Chúng ta chỉ có một trái đất” và cuộc thi thiết kế, sáng tạo và trình diễn các bộ trang phục với vật liệu từ chất thải nhựa, các vật liệu tái chế.

Hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của mỗi em học sinh về việc thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”, giảm thiểu và hạn chế sử dụng túi ni lông, nhựa dùng một lần. Đồng thời, khuyến khích và khơi dậy tiềm năng, phát triển tư duy, tính sáng tạo của mỗi em học sinh tái chế các sản phẩm từ sản phẩm nhựa đã qua sử dụng, tăng cường sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần nhằm góp phần làm cho Huế xanh - sạch - sáng hơn.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF - Việt Nam khởi động với sự đồng hành của UBND thành phố Huế. Dự án được thực hiện trong 4 năm, từ năm 2021 - 2024 và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi động dự án (2021) và giai đoạn triển khai thực hiện (2022 - 2024) với mong muốn đưa Huế trở thành một điểm đến không rác nhựa vào năm 2030. Huế là đô thị thứ 7 của Việt Nam và thứ 32 trên thế giới tham gia vào mạng lưới Sáng kiến các Đô thị giảm nhựa.

Tin, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top