ClockChủ Nhật, 27/10/2024 05:58

Áo dài & hành trình lan tỏa

TTH - “Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Việt Nam 2024Lễ hội áo dài “Linh phụng”: Tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa Huế Huyền thoại chim phụng và áo dài Huế

 Những người trẻ thướt tha, tự nhiên trong tà áo dài ở sự kiện lễ hội cộng đồng

Nhờ những con người nặng lòng

Không phải đến bây giờ áo dài truyền thống mới trở nên nổi bật, từ xa xưa chiếc áo dài đã quen thuộc với con người vùng đất Cố đô. Chiếc áo dài đã gắn liền với văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường… Vì nhiều lý do mà chiếc áo dài vắng bóng một thời gian dài trước khi được hồi phục một cách rất mạnh mẽ với rất nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng mà cộng động được xem là chủ thể.

Trước khi được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Huế có hẳn một đề án tiến tới kinh đô áo dài. Dù chính thức được duyệt từ năm 2023, nhưng trước đó 2 năm, ngành văn hóa đã khởi động bằng việc tiên phong phát động mặc áo dài vào lễ chào cờ đầu tháng, các dịp lễ, tết, sự kiện văn hóa truyền thống… Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, bên cạnh tổ chức định kỳ ngày hội áo dài hàng năm, những năm qua rất nhiều sự kiện lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đều có sự xuất hiện một cách mạnh mẽ của áo dài. Áo dài còn được đưa vào đề tài các cuộc thi vẽ, thiết kế, trình diễn thời trang, được các đơn vị tặng cho các trường học, đặc biệt sự xuất hiện của quan chức khi tiếp khách…

Không chỉ vậy, tại các kỳ festival Huế, áo dài đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng của văn hóa Huế nói riêng cũng như là một biểu tượng về bản sắc văn hóa của trang phục Việt nói chung. Từ đó, áo dài cũng lan tỏa giá trị đến nhiều lễ hội và chương trình nghệ thuật ở nhiều quốc gia. Áo dài đẹp hơn, được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn nhờ có Festival Huế. Bạn trẻ Tôn Thất Minh Khôi – người từng nổi tiếng với ngày hội Tóc xanh vạt áo ở TP. Hồ Chí Minh và thường xuyên góp mặt ở những sự kiện liên quan áo dài ở Huế cho rằng, sự đón nhận của người trẻ với phong trào Việt phục đang ngày càng lớn mạnh.

Ngày hội ra đời chính là nơi để người tham dự có thể trải nghiệm những di sản vật chất và tinh thần của tiền nhân, học hỏi được những bài học lý thú và đầy sinh động về văn hóa cổ truyền của người Việt Nam. Đó còn là nơi để các bạn trẻ có thể đắm chìm trong bầu không khí văn hóa, kiêu hãnh khoác lên mình những trang phục truyền thống, mang đến những câu chuyện của cha ông cũng như kết giao những người bạn mới.

Tiếp cận mới mẻ, đa chiều

Theo Khôi, đối với giới trẻ, không còn là một trào lưu hay một “trend” để theo đuổi, mà dần ăn sâu vào trong tiềm thức, tác động thay đổi đến cách họ nhìn nhận về trang phục truyền thống. “Và ở người trẻ, cách họ tiếp cận với những giá trị di sản cũng rất mới mẻ, đa chiều, không chỉ bó hẹp từ kiến thức sách vở. Việc này cũng đòi hỏi các đơn vị cũng cần có sự chuyển biến tích cực về mẫu mã, cách quảng bá, cách tiếp cận đến người trẻ để một mặt, giữ vững được tinh thần cốt lõi của các dạng thức trang phục, và mặt khác mang hơi thở đương đại”, Khôi nói.

Rất tâm huyết với đề án áo dài, ông Phan Thanh Hải bảo rằng để áo dài thật sự lan tỏa, ở góc độ quản lý nhà nước cần phải tranh thủ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo chủ chốt tại địa phương và một số ngành, đơn vị có nhiệm vụ, quyền lợi gắn bó với mục tiêu của đề án như ngành du lịch dịch vụ, cơ quan bảo tồn di sản văn hóa, ngành giáo dục… Ngoài ra, sự ủng hộ của cộng đồng, nhất là giới trẻ, các cá nhân có uy tín, các tổ chức xã hội dân sự, hợp tác, khuyến khích, động viên họ cùng tham gia, phối hợp để họ trở thành một lực lượng triển khai có hiệu quả đề án cũng vô cùng quan trọng.

“Cần có sự liên kết, xây dựng mạng lưới giữa những nghệ nhân, nhà thiết kế áo dài trong cả nước, lấy Huế làm trung tâm để có được những giá trị chung và riêng ưu việt nhất về áo dài. Mặt khác, không chỉ liên kết mà còn cần đào tạo những người thợ may, nhà thiết kế, người may áo dài chuyên nghiệp, hiểu rõ giá trị của chiếc áo dài và gắn kết, am tường công việc thiết kế - cắt may”, ông Hải nói thêm. Ngoài ra, cũng theo người đứng đầu ngành văn hóa của tỉnh, khi có được sự phối hợp tư tưởng, nghệ thuật của nhà thiết kế với sự điêu luyện kỹ năng cắt may của người thợ giỏi thì có khả năng cao trong tạo lập các giá trị thẩm mỹ mới, góp phần nâng tầm áo dài lên một tầm cao hơn. Một mặt coi trọng những sắc màu truyền thống của áo dài, mặt khác cũng nên đa dạng trong chất liệu và màu sắc để hòa hợp tích cực hơn với thị hiếu thời đại và dân tộc.

Nhật Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu mây & hành trình phía trước

Hiện tại, không phải cầu chinh, không phải Jujitsu và càng không phải bắn cung, mà cầu mây mới là bộ môn non trẻ nhất của thể thao Huế.

Cầu mây  hành trình phía trước
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11:
Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu

Kiệu Hương Chữ (TX. Hương Trà) từ lâu nổi tiếng là giống kiệu củ nhỏ, giòn, cay, thơm nồng nhưng không hăng rất đặc trưng mà các vùng khác không có được. Dẫu vậy, với nhiều yếu tố, giống kiệu quý đang gần như biến mất trên vùng đất này.

Kiệu Hương Chữ với hành trình tìm lại thương hiệu
Return to top