ClockThứ Sáu, 24/03/2023 14:21
Chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023)

Dấn thân vào những việc mới, việc khó

TTH - Tháng Thanh niên năm nay là dịp để tuổi trẻ Thừa Thiên Huế phát huy vai trò tiên phong, sẵn sàng đảm nhận những vấn đề “mới” và “khó” của đời sống kinh tế - xã hội; góp phần mở ra cơ hội để người trẻ rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

Mỗi đảng viên luôn phải tiên phong gương mẫu, đi đầuRa quân “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” tại A Lưới “Bén duyên” với nông nghiệp xanh

leftcenterrightdel
Đoàn viên, thanh niên cùng người dân khu vực biên giới treo cờ Tổ quốc hưởng ứng Chương trình "Tháng Ba biên giới" được tổ chức tại huyện A Lưới 

Tiên phong chuyển đổi số

Bóng áo xanh tình nguyện xuất hiện tại bộ phận một cửa phường An Hòa (TP. Huế) không còn là hình ảnh xa lạ với người dân đến làm thủ tục. Từ đầu tháng 3, hưởng ứng Tháng Thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ An Hòa xung kích trong thực hiện chuyển đổi số", đoàn thanh niên địa phương ra quân đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ công dân thực hiện giải quyết thục tục hành chính cấp độ 3,4 và tạo lập tài khoản định danh mức độ 2.

Ông Bùi Công Danh, người dân đến làm thủ tục hành chính chia sẻ, bản thân khá bất ngờ khi được các bạn thanh niên tư vấn có thể làm hồ sơ, giấy tờ trực tuyến tại nhà thông qua Hue-S. Đây là hình thức rất tiện lợi, giúp giảm bớt thời gian di chuyển, bản thân ông cùng gia đình, người quen sẽ ứng dụng trong thời gian tới.

Đoàn viên Phạm Thu Quỳnh cho biết, đa phần người dân đều khá ngạc nhiên khi được hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nhiều bà con rất hứng thú với hình thức mới mẻ này và đã tiếp tục giữ liên lạc với đoàn viên, thanh niên để được tư vấn cách thức sử dụng cho những lần sau.

Không riêng tại TP. Huế, chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số” được các cấp bộ Đoàn đã cụ thể hóa và thực hiện với hàng loạt hoạt động thiết thực. Trong đó, nổi bật phải kể đến việc “số hóa địa chỉ đỏ” là các địa danh lịch sử, di tích. Đây là một trong các hoạt động hướng đến đẩy mạnh chuyển đổi số trong đoàn thanh niên gắn liền với việc tìm hiểu về lịch sử đấu tranh hào hùng, truyền thống văn hóa của của dân tộc và giáo dục tinh thần yêu nước đối với đoàn viên, thanh niên trên toàn tỉnh.

Đâu khó có thanh niên

Kể từ Tháng Thanh niên đầu tiên được phát động vào năm 2003, và được Đảng, Nhà nước công nhận tháng ba hằng năm là Tháng Thanh niên vào năm 2004, hành trình 20 năm với hàng vạn lượt đoàn viên, thanh niên khoác áo xanh tình nguyện đến với các công trình, công trường, những vùng miền, bản làng xa xôi đang còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Qua ngần ấy thời gian, Tháng Thanh niên thực sự trở thành không gian rộng lớn, trường học thực tiễn phong phú, môi trường xã hội lành mạnh để các bạn trẻ thắp sáng ngọn lửa của lòng đam mê, nhiệt huyết, tinh thần dấn thân, không ngại gian khó, xung kích, tình nguyện trong các việc khó, việc mới, tới các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

Theo đại diện Tỉnh đoàn, Tháng Thanh niên năm nay là dịp phát huy được vai trò xung kích, tiên phong của tuổi trẻ trong những vấn đề “mới”, “khó” của đời sống kinh tế, xã hội; góp phần mở ra cho người trẻ nhiều cơ hội để rèn luyện, cống hiến, trưởng thành và thực hiện tốt phương châm “Tiên phong - Tương trợ - Thích ứng”. Đơn cử tại huyện Phú Lộc, hưởng ứng Ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và ra quân Tháng Thanh niên năm 2023, Huyện đoàn tổ chức trao tặng mô hình “Cần câu Xanh” và triển khai đồng loạt mô hình nhằm hỗ trợ con giống, vật nuôi cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn. Với huyện Phú Vang, Tháng Thanh niên năm 2023 cũng được mở màn với chuỗi hoạt động an sinh xã hội thiết thực...

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài cho biết, với tinh thần “Khát vọng, đoàn kết, bản lĩnh, tiên phong, sáng tạo tham gia xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”, chất lượng các hoạt động của Tháng Thanh niên năm nay sẽ được nâng lên một mức cao hơn, tiếp tục để lại dấu ấn tốt đẹp trong xã hội với hình ảnh áo xanh thanh niên tình nguyện, sẵn sàng dấn thân đảm nhận thực hiện hàng loạt công trình, phần việc ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng.

Để làm được điều này, các cấp bộ Đoàn đã, đang và sẽ tập trung tăng cường thi đua, hỗ trợ thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, phát huy tinh thần sáng tạo, tự tin khởi nghiệp, lập nghiệp; tích cực tham gia các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là thực hiện các công trình, phần việc thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, làm giàu trên chính quê hương của mình.

 Bí thư Huyện đoàn A Lưới đạt giải Giải thưởng Lý Tự Trọng

Ngày 23/3, Tỉnh đoàn cho biết, Bí thư Huyện Đoàn A Lưới Trần Toàn là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu trên toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chọn trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2023.

Anh Trần Toàn là thủ lĩnh Đoàn, đảng viên trẻ gương mẫu và sâu sát cơ sở. Với vai trò là Bí thư Đoàn của huyện miền núi A Lưới, bản thân anh đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm, ý tưởng sáng tạo áp dụng vào thực tiễn nhằm chung tay xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Giải thưởng Lý Tự Trọng là phần thưởng cao quý của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng bí thư Đoàn cấp cơ sở và đoàn viên tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.


Bài, ảnh: MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học và làm theo Bác “không ở đâu xa”

Bằng những việc làm cụ thể, nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 - đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thành những chương trình hành động thiết thực ở cơ sở.

Học và làm theo Bác “không ở đâu xa”
Return to top