ClockThứ Ba, 17/07/2018 05:45

Người trẻ tiên phong

TTH - Phát biểu tại Ngày hội “Sáng tạo khởi nghiệp” do Tỉnh đoàn tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Hiện nay, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không còn là ước mơ của một số cá nhân mà trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó đoàn viên thanh niên (ĐVTN) là lực lượng nòng cốt, tiên phong.

Người trẻ yêu nướcBản lĩnh người tiên phong.“Bản lĩnh người tiên phong”

Anh Hồ Văn Thức đang thu hoạch sen

Với đam mê, khát vọng, dấn thân..., nhiều bạn trẻ được Tỉnh đoàn tuyên dương tại Ngày hội “Khởi nghiệp sáng tạo” năm 2018 vừa được tổ chức.

Mạnh dạn

Ở thôn Lai Lộc, xã Phú Thanh (Phú Vang), chuyện anh Phan Văn Hồng (sinh 1986) tạo việc làm ổn định cho 24 lao động trong xã từ cơ sở may của mình và gần đây được “lên tivi” tại lễ tuyên dương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu đang được nhiều người dân nhắc đến.

  Hồng kể, sinh ra trong gia đình nghèo lại đông  con nên sự học của anh chẳng đến nơi đến chốn. Mười mấy tuổi đầu anh đã khăn gói vào Nam làm thuê. Từ làm việc nhà đến công nhân làm mũ, công nhân may anh đều trải qua. Thu nhập thất thường nhưng lúc nào cũng phải gửi về lo cho gia đình nên chẳng dư dả được đồng nào.

Trở về quê sau gần chục năm xa nhà, anh vẫn hai bàn tay trắng. Tiếp đó là những năm tháng làm công nhân tại Khu công nghiệp Phú Bài (Hương Thủy) cũng chẳng giúp anh khá lên. Thấy lo cho cuộc sống khi tuổi xuân dần qua mà khó khăn vẫn còn đó, Hồng bắt đầu trăn trở về khởi nghiệp.

Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, đúc rút những kinh nghiệm qua bao năm làm công nhân, Hồng đi đến quyết định mở xưởng may hàng gia công. Trút tâm sự của mình với chị gái, Hồng được chị cho cặp heo làm vốn. Bán được 6,5 triệu đồng, Hồng đầu tư mua máy rồi nhận hàng về may gia công tại nhà. Ngày đêm làm việc, hàng của anh lúc nào cũng giao trước hẹn, từng đường kim mũi chỉ được chăm chút. Tiếng lành đồn xa, đơn hàng của Hồng ngày càng nhiều. Hồng dành toàn bộ tiền lãi để mua thêm máy, nhận thêm hàng và tuyển thêm người làm. Từng bước, từng bước, qua 3 năm, Hồng đã mua được hàng chục máy may và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với mức thu nhập 3,5- 4 triệu đồng mỗi tháng/người.

Hồng cho biết, sẽ không ngừng cố gắng mở rộng quy mô cơ sở sản xuất để không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều người.

Đang vào vụ thu hoạch sen, những ngày này chủ mô hình sen xen cá Hồ Văn Thức (29 tuổi, thôn Nhất Tây, Điền Lộc, Phong Điền) chẳng ngơi tay. Hết thu hoạch sen, gom sen của người dân anh lại bận rộn đưa sen đi nhập... Vất vả, nhưng bù lại anh đã có thu nhập không ít từ công việc của mình. Mới hơn nửa mùa sen, anh đã thu lãi hơn 100 triệu đồng. “Với đà này, mùa thu hoạch sen năm nay tôi sẽ thu lãi gần 200 triệu đồng”, Thức nhẩm tính.

Theo lời Thức, ước mơ khởi nghiệp trên chính ruộng đồng quê mình nhen nhóm trong anh từ thời còn là cậu học sinh lớp 11. Tốt nghiệp THPT xong, anh đã đi học cao đẳng rồi thử sức với nhiều công việc khác nhau. Qua hơn 5 năm thử thách, ước mơ từ nhỏ của anh vẫn không thay đổi. Thế là Thức trở về khởi nghiệp từ ruộng đồng. Lúc đầu anh thí nghiệm trên diện tích nhỏ của ba mẹ, sau khi lập gia đình anh thuê 4ha đất rồi dành toàn bộ tiền quà cưới cải tạo đất, đào ao trồng sen, thả cá, chăn nuôi vịt. Do xen canh nên hệ sinh thái được cân bằng, sen ít sâu bệnh, lại không phải đầu tư nhiều thức ăn cho cá và vịt.

Nói về kinh nghiệm khởi nghiệp, Thức cho biết, để khởi nghiệp thành công một lĩnh vực nào đó cần phải có lòng đam mê. Đam mê sẽ cho mình động lực vượt qua khó khăn, dám đột phá để thành công.

Thành công

Tốt nghiệp Khoa Chăn nuôi thú y tại Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam, Trần Quốc Toản (sinh năm 1985, thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, Quảng Điền) từ chối lời mời làm việc của một số trang trại chăn nuôi lớn để về quê khởi nghiệp.

Thời gian đầu chưa có vốn, anh làm thú y viên tự do và làm thêm tại hợp tác xã nông nghiệp của xã. Có chút vốn trong tay, anh đầu tư trang trại chăn nuôi gà. Dù rất thận trọng và chắc chắn về kỹ thuật, song Toản cũng phải thử thách qua hai lần thất bại và gần như trắng tay bởi dịch bệnh. Từ thất bại, Toản rút ra kinh nghiệm phải chăn nuôi tổng hợp để đắp đổi lỗ, lãi. Lãi thu được từ gà anh dùng để đầu tư thêm nhiều giống nuôi khác. Hiện, trang trại 5ha của anh có hàng ngàn con heo thịt, heo rừng, gà, vịt... Mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Từ phong trào khởi nghiệp, đã xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu, thành công nhờ khát vọng, đam mê như Hồ Ngọc Vững (Hương Trà) với dây chuyền sản xuất sữa bắp; mô hình in ấn áo đồng phục của Lê Đăng Tiến (TP. Huế)...

Không ngừng nung nấu, hun đúc ý tưởng, cùng sự hỗ trợ, đồng hành của những chính sách dành cho khởi nghiệp, họ đã nỗ lực biến ý tưởng, ước mơ đẹp của mình thành hiện thực.

Để tạo thêm động lực cho người trẻ khởi nghiệp, anh Trần Gia Công, Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ: “Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều diễn đàn khởi nghiệp, qua đó, mời các doanh nhân thành đạt, các chuyên gia trên các lĩnh vực tham dự nhằm giúp thanh niên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, được truyền cảm hứng sáng tạo, đồng thời, sẽ vận động các doanh nghiệp thành lập quỹ để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp. Ngoài ra, việc tuyên dương điển hình để nhân rộng phong trào khởi nghiệp trong ĐVTN cũng được Tỉnh đoàn chú trọng.

Trong khuôn khổ Ngày hội “Khởi nghiệp sáng tạo” vừa qua, Tỉnh đoàn đã tuyên dương 22 gương mặt “Thanh niên khởi nghiệp và Doanh nhân trẻ tiêu biểu” đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc

“Tôi muốn mỗi tác phẩm của mình không chỉ đẹp, mà còn phải kể được câu chuyện của người Cơ Tu, về cuộc sống, tín ngưỡng và những giá trị truyền thống mà cha ông để lại” - Phạm Văn Vệ, một chàng trai 26 tuổi với đam mê khắc họa bản sắc dân tộc qua từng đường nét gỗ chạm, chia sẻ.

Người trẻ khắc họa bản sắc dân tộc
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Return to top