ClockThứ Hai, 04/09/2023 07:03

Phát huy truyền thống, góp sức trẻ xây dựng quê hương

TTH - Kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với niềm tin, trí tuệ, sức trẻ và nhiệt huyết luôn nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng vì sự nghiệp cách mạng, tích cực đóng góp sức trẻ trong xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Nơi gắn kết cộng đồngVượt khó để trưởng thành

Tuổi trẻ tham gia hành trình đạp xe vì cộng đồng quảng bá các danh lam thắng cảnh tại thị xã Hương Trà 

Truyền lửa và kế thừa

Những ngày tháng 7 vừa qua, tiếp nối mạch nguồn truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng, gia đình chính sách.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai “Tuần lễ tri ân - tấm lòng người trẻ với thế hệ cha anh”, diễn ra cao điểm từ ngày 20/7 đến 27/7/2023, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Dâng hương, hoa, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ; thăm hỏi Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng…

Em Đoàn Khánh Nguyên (thị xã Hương Thủy) chia sẻ: Chứng kiến ngọn đuốc truyền thống được thắp sáng và truyền lửa cho thế hệ trẻ tại Nghĩa trang Liệt sĩ khiến bản thân và nhiều bạn đoàn viên đều ấm nóng nhiệt huyết, quyết tâm cống hiến sức trẻ cho sự phát triển của quê hương Thừa Thiên Huế.

Theo Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã chỉ đạo 100% các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh đồng loạt thắp lên ngọn lửa tri ân gửi đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, để thế hệ trẻ hôm nay được sinh ra, lớn lên và học tập, làm việc trong hòa bình. Đây cũng là một hình thức “truyền lửa” để thế hệ kế cận tiếp nối truyền thống, ra sức tham gia xây dựng quê hương, đất nước.

Những năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục của tổ chức Đoàn có sự chuyển biến tích cực, nội dung, phương thức giáo dục được triển khai đồng bộ, đổi mới theo hướng chất lượng, hiệu quả, phù hợp với các địa phương, đơn vị. Các cấp bộ Đoàn đã tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục; triển khai thực hiện tốt các kênh thông tin, tuyên truyền của Đoàn.

Trong đó, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được các cấp bộ Đoàn chú trọng và tổ chức tốt. Công tác quán triệt, tuyên truyền, học tập nghị quyết (NQ) của Đảng, của Đoàn, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 4 bài học lý luận chính trị cho đoàn viên được duy trì hiệu quả thông qua các đợt tập huấn dành cho đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Đoàn viên, thanh niên tham gia khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn 

Chỉ riêng trong năm 2022, các cấp bộ Đoàn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, sáng tạo tuyên truyền, đẩy mạnh thực hiện NQ 54 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Nổi bật, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức hội nghị cán bộ Đoàn toàn tỉnh về triển khai thực hiện các NQ chuyên đề của Tỉnh ủy, do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ nói chuyện, chia sẻ, định hướng cho hơn 800 cán bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức Chương trình đối thoại của Chủ tịch UBND tỉnh với ĐVTN về chuyên đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”. Qua đó, hơn 300 cán bộ đoàn và ĐVTN tham gia, kịp thời nắm bắt định hướng các lĩnh vực khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh, cũng như các cơ chế, chính sách mới dành cho ĐVTN có nhu cầu, đam mê khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Phát huy sức trẻ

Những năm gần đây, câu chuyện chung sức, đồng lòng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được toàn hệ thống chính trị hưởng ứng. Ngay từ khi NQ 54 được Bộ Chính trị thông qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã bắt tay vào tổ chức nhiều hoạt động nhằm kêu gọi, vận động đoàn viên hưởng ứng việc phát huy vai trò của thanh niên tham gia bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế.

Giữa năm 2022, Tỉnh đoàn đã ban hành Kế hoạch Phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa và du lịch, giai đoạn 2022-2027 theo tinh thần thực hiện NQ số 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về “xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong đó, tập trung vào 3 nội dung chính, gồm: Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa; góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về du lịch; phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong việc gắn kết giữa du lịch với văn hóa, lấy văn hóa làm nền tảng để đẩy mạnh phát triển du lịch.

Các tình nguyện viên của Tour 0 đồng “Dạo bước Bao Vinh” hướng dẫn du khách tham quan các di tích 

Nhờ xác định được “kim chỉ nam”, hai năm trở lại đây, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động hưởng ứng hiệu quả như: tổ chức cuộc thi “Sinh viên với Áo dài Huế”, “Nét đẹp văn hóa, di sản Thừa Thiên Huế qua lăng kính thanh niên”, thiết kế video clip về chủ đề “Ẩm thực Cố đô - hương vị và ký ức”… Với hình thức dự thi ảnh và xây dựng video clip trên nền tảng số, đây sẽ là cơ hội để người trẻ thể hiện được góc nhìn mới, đa dạng về văn hóa Huế với nhiều trầm tích.

Các cấp bộ Đoàn còn xây dựng nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy vai trò của ĐVTN trong việc xây dựng tỉnh nhà trở thành một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch. Nổi bật như: Xây dựng đội ngũ tình nguyện viên phục vụ các kỳ Festival; Tour 0 đồng “Dạo bước Bao Vinh” do Đoàn phường Hương Vinh và sinh viên Khoa Quốc tế (Đại học Huế) triển khai; các sản phẩm quảng bá du lịch, hình ảnh về Huế trên nền tảng số do sinh viên Khoa Du lịch (Đại học Huế) thực hiện…

Em Lê Hữu Thảo My, tình nguyện viên của Tour 0 đồng “Dạo bước Bao Vinh” chia sẻ, tham gia hướng dẫn du khách tham quan di sản của quê hương là dịp để bản thân tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích và rèn luyện kỹ năng mềm. Quan trọng nhất, là một người con của vùng đất Cố đô, được cống hiến một phần sức trẻ nhỏ bé vì quê hương vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm.

Bên cạnh khía cạnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế, các cấp bộ Đoàn còn chú trọng đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, như: Tiếp tục thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” thông qua việc tổ chức các buổi đối thoại, diễn đàn gặp gỡ giữa doanh nhân trẻ, thanh niên khởi nghiệp với lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước; duy trì hoạt động “Cà phê doanh nhân”, “Cà phê khởi nghiệp”, chương trình “Mỗi doanh nhân một người thầy”, kết nối các Câu lạc bộ “Sáng tạo Khởi nghiệp”, “Thanh niên khởi nghiệp” trong các trường đại học, cao đẳng và trên địa bàn dân cư; phối hợp tổ chức “Diễn đàn khởi nghiệp mùa Xuân” và phát động “Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”.

Trong năm 2022, đoàn các cấp duy trì hỗ trợ 82 dự án, sáng kiến thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; duy trì và thành lập mới 14 HTX trong thanh niên, hơn 170 mô hình phát triển kinh tế tại các xã, phường, thị trấn. Tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương tạo điều kiện về nguồn vốn vay cho thanh niên khởi nghiệp. Hiện Đoàn Thanh niên trên địa bàn tỉnh đang quản lý 147 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Các huyện, thị, thành Đoàn tiếp tục hỗ trợ thanh niên nông thôn triển khai hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, kết nối đầu ra sản phẩm, củng cố và phát huy vai trò kết nối của câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi, duy trì việc hỗ trợ nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp cho 14 dự án vay vốn với số tiền hỗ trợ 700 triệu đồng; tổ chức chương trình livestream Kết nối giới thiệu nông sản sạch, sản phẩm của thanh niên làm kinh tế giỏi…

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Thanh Hoài cho biết: Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục tập trung vào công tác tuyên truyền, khơi gợi lòng yêu văn hóa, quê hương của thế hệ trẻ. Đồng thời, tổ chức các diễn đàn, cuộc thi và hoạt động trong đoàn viên về triển khai các đề án phát triển văn hóa Huế như: “Huế - Kinh đô áo dài”; “Huế - Kinh đô ẩm thực”; “Festival 4 mùa”; “Thành phố 4 mùa hoa”; “Ngày Chủ nhật xanh”…
Bài, ảnh: Minh Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top