ClockThứ Ba, 26/03/2024 06:29

Thủ lĩnh Đoàn dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới

TTH - Là một trong 100 cán bộ Đoàn tiêu biểu toàn quốc được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024, Bí thư Đoàn xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) Hồ Xuân Hoàng gương mẫu và tiêu biểu với nhiều mô hình, sáng kiến hiệu quả.

Trao giải thưởng Lý Tự Trọng cho 100 cán bộ Đoàn xuất sắc

 Bí thư Đoàn xã Quảng Thái Hồ Xuân Hoàng dành nhiều tâm huyết để phục dựng di ảnh liệt sĩ

Thiết thực và hiệu quả

Từ lâu, phong trào tập luyện bóng đá và các môn thể thao khác được đoàn viên, thanh niên và người dân xã Quảng Thái tích cực duy trì thường xuyên. Tuy nhiên, các hoạt động chỉ dừng lại ở mức nghiệp dư một phần cũng vì lý do thiếu khu vực sân chơi.

Trăn trở với điều kiện thiếu thốn của thanh niên địa phương, anh Hồ Xuân Hoàng tích cực tham mưu mô hình “Sân bóng đá thanh niên” với Ban Chấp hành Đoàn xã; từ đó, xây dựng kế hoạch và định hướng hỗ trợ triển khai mô hình trên tại các chi đoàn thôn.

Với “phát súng đầu tiên” tại Chi đoàn thôn Trằm Ngang, công trình “Sân bóng đá thanh niên” được khởi công từ tháng 3/2018 và thực hiện qua nhiều giai đoạn trong hơn 5 năm. Với tổng kinh phí hơn 200 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa và trên 250 ngày công đóng góp của đoàn viên, công trình đã khánh thành và đi vào hoạt động vào tháng 2/2023.

Từ điểm sáng thôn Trằm Ngang, mô hình “Sân bóng đá thanh niên” đã chứng minh được hiệu quả thiết thực, tạo được sự đồng thuận cao trong bà con nhân dân và nhân rộng ra các thôn. Hiện trên địa bàn xã Quảng Thái đã có 7/7 chi đoàn dân cư có “Sân bóng đá thanh niên”. Trong đó, có 3 chi đoàn đã tiến hành nâng cấp sân bóng đá với đầy đủ hệ thống mương thoát nước, hệ thống lưới bao quanh, hệ thống đèn chiếu sáng công suất lớn phục vụ cho các hoạt động vào ban đêm.

Theo Bí thư Xã đoàn Quảng Thái, mô hình “Sân bóng đá thanh niên” chỉ có thể thành công khi nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của đông đảo người dân địa phương. Thấu hiểu được điều đó, Đoàn Thanh niên địa phương trực tiếp đặt vấn đề với chi đoàn, ban điều hành các thôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng và nâng cấp sân bóng. Việc định hướng xây dựng sân bóng theo từng giai đoạn được xem là phù hợp với điều kiện tài chính, nhân lực của từng chi đoàn.

“Việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục và thể thao cũng là một cách để khơi gợi tinh thần tập thể của bà con địa phương; qua đó, để người dân nhận thấy được hiệu quả và sẵn sàng quyên góp, ủng hộ để xây dựng sân bóng”, anh Hồ Xuân Hoàng chia sẻ bí quyết.

Luôn trăn trở

Anh Hồ Xuân Hoàng còn tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện giúp thanh niên khởi nghiệp với mô hình “Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế”. Thành lập từ tháng 3/2023, đến nay, câu lạc bộ luôn hoạt động hiệu quả với 4 thành viên là những thanh niên tiêu biểu, dám nghĩ, dám làm, dám thử thách trước cái mới với các mô hình kinh tế, như: Nuôi ong lấy mật, trồng cây giống, trồng rừng… Mô hình trên đã và đang khuyến khích, tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc duy trì mô hình phát triển kinh tế tập thể trong thanh niên sẽ góp phần giúp các tổ chức Đoàn cơ sở thu hút, tập hợp được đoàn viên, thanh niên tham gia sinh hoạt.

Bí thư Đoàn xã Quảng Thái Hồ Xuân Hoàng tâm sự, công tác Đoàn luôn đòi hỏi sự trăn trở, tư duy làm sao đổi mới và linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn và tình hình thực tế tại mỗi địa phương. Quan trọng nhất là tổ chức được các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực, giải quyết được nhu cầu của đoàn viên nói riêng và toàn xã hội nói chung; chỉ khi đó mới có thể tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.

Nổi bật trong số đó phải kể đến mô hình “Thùng thiện nguyện” đặt tại khu vực chợ Nịu. Với phương châm “Tích tiểu thành đại” từ sự quyên góp tiền lẻ của người đi chợ và bà con tiểu thương, trung bình mỗi tháng mô hình trên đã trích ra gần 2 triệu đồng để hỗ trợ một gia đình chính sách, hoàn cảnh neo đơn. Các bạn đoàn viên, thanh niên sẽ đến từng gia đình để hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh, thay mới một số vật dụng sinh hoạt và hỗ trợ một khoản tiền để trang trải thêm cho cuộc sống.

Hay với mô hình phục dựng di ảnh liệt sĩ tặng lại các gia đình trên địa bàn xã cũng được đông đảo người dân đồng tình và ủng hộ. Tận dụng chuyên môn kiến trúc sư, anh Hồ Xuân Hoàng đã dành thời gian, tâm huyết phục chế miễn phí ảnh chân dung các liệt sĩ, giúp nhiều gia đình nguôi ngoai nỗi đau và có kỷ vật tưởng nhớ người thân của mình.

“Khó có ngôn từ nào có thể miêu tả nỗi đau mất đi người thân của các gia đình liệt sĩ. Khoảnh khắc gia đình đón bức ảnh người thân sau bao mòn mỏi đợi trông khiến bản thân tôi càng có thêm động lực để cố gắng làm tốt hơn, làm nhanh hơn nữa. Hiện Xã đoàn đang tiếp tục nhận được nhiều lời đề nghị hỗ trợ và dự kiến sẽ hoàn thành phục dựng cho 3 trường hợp trong dịp 27/7 năm nay”, anh Hoàng chia sẻ.

Giải thưởng Lý Tự Trọng là phần thưởng cao quý của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn trao tặng bí thư chi đoàn; bí thư, phó bí thư đoàn cấp cơ sở; bí thư, phó bí thư đoàn cấp huyện; cán bộ Đoàn chuyên trách ở cấp huyện có thành tích xuất sắc trong học tập, lao động, công tác, trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Bài, ảnh: MINH NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ lĩnh Đoàn năng nổ

Anh Trương Huỳnh Công Ngọc Quỳnh, Bí thư Chi đoàn thôn Mong C, xã Phú Gia, huyện Phú Vang không những đi đầu trong các phong trào tại địa phương, mà còn là tấm gương tiêu biểu về lập thân, lập nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Thủ lĩnh Đoàn năng nổ
“Thủ lĩnh” Đoàn lan tỏa nhiệt huyết

Nhiệt huyết, năng nổ và đạt những thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, nhiều năm liền, cô giáo Lê Thị Quỳnh Lưu, Bí thư Đoàn trường, Ủy viên BCH Huyện hội, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Trường THPT Hà Trung (Phú Vang) vinh dự được Trung ương đoàn; Tỉnh đoàn; Hội LHTN tỉnh tặng bằng khen.

“Thủ lĩnh” Đoàn lan tỏa nhiệt huyết
Nông dân vùng cao dám nghĩ, dám làm

Từ phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, góp phần cùng địa phương thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Nông dân vùng cao dám nghĩ, dám làm
Né tránh trách nhiệm - triệt tiêu tinh thần dám nghĩ, dám làm…

Những cụm từ về “đùn đẩy”, “sợ sai”, “né tránh trách nhiệm”… được đề cập nhiều trên các diễn đàn khi nói đến thực thi nhiệm vụ của cán bộ trong hệ thống chính trị. Dù đã có Kết luận 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ chính trị về “Khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”, nhưng từ chủ trương đến thực tế tồn tại vẫn còn là khoảng cách khá xa.

Né tránh trách nhiệm - triệt tiêu tinh thần dám nghĩ, dám làm…
Tổng Bí thư: Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”

Sáng 6/3, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, 75 năm Ngày truyền thống xây dựng lực lượng Công an nhân dân (11/3/1948 - 11/3/2023) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.

Tổng Bí thư Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”

TIN MỚI

Return to top