ClockChủ Nhật, 07/11/2021 20:52

Thêm một cú va đập

TTH - Nền kinh tế lại bị một cú va đập mạnh nữa sau biết bao khó khăn do dịch bệnh, mưa gió, lũ lụt… Đó là vì giá xăng dầu tăng quá mạnh.

Giá xăng tăng mạnh, chạm mốc gần 23.000 đồng/lítGiá xăng tăng mạnh, RON95 vượt mốc 24.000 đồng/lít

Giá xăng tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ảnh: LÊ THỌ

Xét đến cùng, không có bất cứ một loại hàng hóa nào không liên quan đến xăng dầu, từ cây kim sợi chỉ, con cá miếng thịt đến những công-ten-nơ cồng kềnh chở hàng hóa đi trên biển. Thế mới gọi, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu.

Đã thiết yếu thì cũng cần một chính sách điều hành, về mặt Nhà nước phải “thiết yếu” theo, tức là những giải pháp ngay lập tức bình ổn, không để giá tăng như ngựa “bất kham”. Giá xăng dầu hiện tại được cho là mức tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ví dụ giá dầu cách đây mấy tháng chỉ hơn 14.000đ/lít thì nay đã gần tiệm cận 19.000đ/lít. Nhìn như vậy chúng ta mới thấy mức độ tăng giá là như thế nào.

Nếu giá xăng dầu cứ giữ mức như vậy hoặc tăng cao hơn nữa, không sớm thì muộn nó phải được chuyển hóa vào hàng hóa. Giờ các nhà sản xuất, các đơn vị vận tải còn neo lại giá cũ, có thể “hy sinh” một phần lợi nhuận để đảm bảo tính cạnh tranh nhưng đến một lúc nào đó, sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Trước đây người tiêu dùng có 10.000 đồng mua được 3 quả trứng, chẳng hạn, thì nay cũng với số tiền ấy có thể chỉ mua được 2 quả trứng. Tức là đồng tiền mất giá một phần. Điều này sẽ chia đều lên cho mọi người tiêu dùng.

Giá xăng dầu tăng cao ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông vận tải

Có thể nó hạn chế phái cầu. Sau đại dịch, thu nhập của người tiêu dùng đã giảm một phần, sức mua có thể đã yếu đi. Giờ nếu hàng hóa tăng người tiêu dùng sẽ luôn luôn xem xét lại túi tiền của mình. Có thể có một sự lựa chọn là tạm hoãn những nhu cầu chưa cấp thiết. Ví dụ như dự định mua cái này, sắm cái kia; chuẩn bị cho một chuyến đi du lịch sau giãn cách xã hội nhưng do giá cả tăng cao nên tạm hoãn lại. Cầu không tăng thì nó sẽ ảnh hưởng đến bên cung. Có thể một số loại hàng hóa sẽ sụt giảm về sản lượng. Điều này sẽ là một yếu tố gây thêm áp lực cho phục hồi kinh tế!

Sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng do đại dịch

Nhưng có nhiều loại mặt hàng, không tiêu dùng là không được, từ cái ăn cái mặc đến chiếc xe chạy hàng ngày để phục vụ cho công việc. Hàng chục ngàn shipper chạy hàng ngày ngoài đường để đảm bảo cho mọi loại hàng hóa được lưu thông giờ đứng trước hai lựa chọn – không tăng tiền ship hoặc tăng, kiểu nào cũng ảnh hưởng đến túi tiền cho không người này thì cũng người kia. Đời sống của người tiêu dùng, ở đây là người dân, đặc biệt là dân nghèo, người thu nhập thấp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Chính vì sự quan trọng của mặt hàng xăng dầu đối với nền kinh tế và đời sống dân sinh, nên trước đây, mặt hàng xăng dầu được đưa vào diện bình ổn giá. Hiện nay không biết chính sách đã như thế nào, Nhà nước có can thiệp hay không, khi nào can thiệp? Nhưng rõ ràng, đòi hỏi của nền kinh tế và người tiêu dùng mong muốn Nhà nước có chính sách can thiệp để bình ổn giá, càng sớm càng tốt. Cũng là một cách trợ lực cho nền kinh tế phục hồi và phát triển.

Bài: NGUYỄN AN BÌNH - Ảnh: H. TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 22/11, tại thị trấn Phú Đa (Phú Vang), Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo- Người tàn tật vàTrẻ mồ côi tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hội Người khuyết tật- Bảo trợ người khuyết tật & trẻ mồ côi Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình trao quà hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do cơn bão số 6,với tổng trị giá gần 127 triệu đồng.

Trao quà trị giá gần 127 triệu đồng cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Return to top