ClockThứ Sáu, 14/02/2020 10:37

Áp lực tạo động lực

TTH - Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) vừa được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua ngày 12/2, với số phiếu ủng hộ cao.

Công ty CP Dệt may Huế tặng 50.000 khẩu trang phòng chống dịch coronaCông ty CP Dệt May Huế diễn tập phương án chữa cháyCông ty CP Dệt May Huế phấn đấu đạt doanh thu từ 2.000- 3.500 tỷ đồng

Điều này không chỉ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này, mà còn là động lực để Việt Nam tái cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng, tác động mạnh mẽ đến tính bền vững của nền kinh tế nước ta.

Những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rõ trong những ngày vừa qua. Đó là tình trạng hàng hóa không xuất khẩu được sang Trung Quốc qua đường bộ, nhất là mặt hàng nông sản, khiến nông dân điêu đứng. “Chiến dịch” giải cứu nông sản lại tiếp diễn. Ở chiều ngược lại, nhiều doanh nghiệp đối diện nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, ảnh hưởng đến các đơn hàng và nếu dịch bệnh kéo dài thì việc đóng cửa nhà máy sẽ hiện hữu. Điều này cho thấy, việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường (như Trung Quốc) thì nền kinh tế sẽ phát triển thiếu bền vững, dễ bị tổn thương khi có biến động về chính trị, dịch bệnh, thiên tai… Đây vừa là thách thức, vừa là động lực để Việt Nam đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.

Không chỉ Việt Nam, COVID-19 cũng tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế lớn với các mức độ khác nhau, như Nhật Bản, Hàn Quốc. Một số nhà máy lớn ở các quốc gia này cũng phải tạm dừng sản xuất do thiếu thiết bị, linh kiện nhập từ Trung Quốc. Điều này cho thấy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là xu thế tất yếu, nhưng quốc gia nào càng chủ động và phát triển có tính bền vững thì càng giảm được tác động tiêu cực của biến động thị trường thế giới.

Trở lại với EVFTA, hiệp định được đánh giá mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho Việt Nam nhưng đi kèm đó là những thách thức không nhỏ. Theo các chuyên gia kinh tế, điều thuận lợi nhất, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường mang tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nên cả hai bên sẽ khai thác được lợi thế riêng có để sản xuất và xuất khẩu vào thị trường của nhau. Hàng hóa phổ biến nhất của châu Âu được bán ở Việt Nam là ô tô, máy bay, thiết bị máy móc, dược phẩm. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU là giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản…

Theo đánh giá, EVFTA có khả năng sẽ được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2020. Khi đó, ngay lập tức, EU dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này; Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…

Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam khi hiệp định có hiệu lực. Thách thức lớn nhất, ngoài việc Nhà nước sớm hoàn thiện về mặt thể chế thì bản thân các doanh nghiệp ngoài nâng cao năng lực sản xuất cần quan tâm triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quản lý về chất lượng sản phẩm, môi trường, thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, người lao động theo thông lệ quốc tế...

 Có thể lấy kinh nghiệm của Công ty CP Dệt may Huế khi tham gia xuất khẩu vào thị trường châu Âu là ví dụ. Ngoài các hệ thống quản lý chất lượng, nhiều năm nay, công ty đã áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 (tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Tiêu chuẩn này nhiều DN ở nước ta chưa thực sự quan tâm, nhưng nó được xem là “giấy thông hành”, là yêu cầu bắt buộc của các khách hàng châu Âu, châu Mỹ…

Áp lực sẽ tạo động lực. Trước thách thức giữ mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 và triển vọng EVFTA đem lại, cùng với sự điều hành linh hoạt, chủ động của Chính phủ, từng doanh nghiệp, doanh nhân cũng cần chủ động tái cơ cấu sản phẩm, thị trường để tận dụng các lợi thế mà các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo

Với cách làm linh hoạt, hiệu quả, sát với tình hình thực tế, huyện Phú Lộc đang đưa các chính sách, mô hình thiết thực đến với hộ nghèo để giúp họ vươn lên trong cuộc sống.

Động lực để người dân vươn lên thoát nghèo
Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô

Lần thứ 7 tổ chức, Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Cố đô (2018 - 2023) tiếp tục thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ (VNS) xứ Huế. Theo kết quả cuối cùng của Hội đồng chung khảo, Giải thưởng VHNT Cố đô lần này có 57 giải dành cho 57 tác giả, nhóm tác giả (7 giải A, 18 giải B, 32 giải C).

Động lực cho văn học nghệ thuật Cố đô
Nỗi lòng đã được lắng nghe

Sau nhiều năm không có phụ cấp, Bộ Y tế xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế (NVYT) thôn bản tại các tổ dân phố. Điều này thể hiện sự quan tâm của ngành Y tế, góp phần bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội.

Nỗi lòng đã được lắng nghe
Động lực cho người hoàn lương

Với mong muốn giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù sớm tái hòa nhập cộng đồng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) thị xã Hương Trà đã đẩy mạnh công tác phối hợp, tiếp cận hỗ trợ nguồn vốn vay giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống.

Động lực cho người hoàn lương
Động lực từ dịch vụ, du lịch

Khu vực dịch vụ, du lịch đang trở thành điểm sáng của nền kinh tế khi đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, nhờ nhu cầu nội địa tăng và khách quốc tế đến Việt Nam phục hồi mạnh mẽ. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế tận dụng các cơ hội để hút khách, góp thêm những chỉ số tăng trưởng.

Động lực từ dịch vụ, du lịch
Return to top