ClockThứ Ba, 08/02/2022 09:18

Ban hành Hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí khậu cấp quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 148/QĐ-TTg ban hành Hệ thống giám sát đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia.

Công cụ dự báo, cảnh báo trước tác động môi trườngChủ động xử lý thoát nước, vệ sinh, chiếu sáng mùa bão lụt2020 là năm châu Á hứng chịu thời tiết nóng kỷ lụcQuản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏBảo đảm quản lý về môi trường nhưng hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến doanh nghiệpGiao thông xanh cho Huế

Quan trắc khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn.

Mục tiêu nhằm thiết lập và vận hành Hệ thống giám sát, đánh giá cấp quốc gia để giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cung cấp cơ sở cho việc quản lý, điều phối và nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.

Nội dung giám sát, đánh giá về công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định, hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng báo cáo về thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung thích ứng biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện tổ chức, bộ máy và nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; môi trường và đa dạng sinh học; tài nguyên nước; giao thông vận tải; xây dựng, đô thị; công nghiệp, thương mại và dịch vụ; y tế và sức khỏe cộng đồng; lao động, xã hội; văn hóa, thể thao, du lịch.

Nội dung giám sát, đánh giá về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gồm: quan trắc khí tượng thủy văn; giám sát biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xâm nhập mặn; quản lý rủi ro thiên tai...

Cơ sở dữ liệu giám sát, đánh giá được xây dựng và vận hành trực tuyến, bảo đảm an toàn thông tin, bao gồm: Thông tin về tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; báo cáo giám sát, đánh giá của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh; các thông tin khác có liên quan; phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối của Hệ thống giám sát, đánh giá, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện Hệ thống giám sát, đánh giá theo Quyết định này; tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong phạm vi quản lý; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu đảm bảo cung cấp, chia sẻ thông tin cập nhật về tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu;...

Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý; cập nhật thông tin về tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống giám sát, đánh giá; báo cáo tổng hợp kết quả giám sát, đánh giá trước ngày 25 tháng 12 hằng năm qua hệ thống trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Return to top