ClockThứ Ba, 10/11/2020 15:20

Bão số 12 vừa suy yếu, lại lo chống bão số 13 đang tăng tốc

Sáng nay (10/11), BCĐ TƯ về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 12 và cơn bão số 13 sắp vào Biển Đông dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì.

Áp thấp nhiệt đới tiến nhanh vào Biển Đông mạnh lên thành bãoĐêm 24/10, Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to

Bão số 12 vừa suy yếu, bão số 13 đang tiến vào Biển Đông. Nguồn: Himawari

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết sáng nay, khu vực Khánh Hòa đã có gió mạnh và mưa to, trên đất liền các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa có gió mạnh. Chiều nay, bão số 12 đi sâu vào đất liền và tương tác với các địa hình nên đề phòng có gió giật mạnh, tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và người.

Hôm nay và ngày mai (11/11), các tỉnh từ Quảng Trị đến phía Bắc Khánh Hòa vẫn có thể mưa từ 150-300mm. Đặc biệt khu vực Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam có nơi sẽ mưa đến 400mm....

Ông Khiêm lưu ý, với lượng mưa như vậy nên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hòa khả năng sẽ xuất hiện đợt lũ mới, có nơi trên báo động 3. Ngoài ra, khu vực miền Trung trong 12 giờ qua đã có mưa lớn, ngày hôm nay vẫn có thể tiếp tục mưa rất to tới 150-300mm nên có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.

Về nhận định cơn bão số 13 sắp vào Biển Đông, ông Khiêm cho biết, khi vào Biển Đông bão số 13 di chuyển khá nhanh, cường độ ít suy giảm. Do đó, các địa phương cần đặc biệt lưu ý tới an toàn cho hoạt động tàu thuyền của khu vực này.

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, hơn 1 tháng nhiều tỉnh miền Trung hứng chịu nhiều đợt thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Phó Thủ tướng lưu ý, bão số 12 đang vào đất liền các tỉnh miền Trung, trọng tâm là khu vực Nam Trung Bộ - đây là khu vực cũng vừa hứng chịu nhiều đợt thiên tai nên tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại rất lớn. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương lên phương án thật cụ thể để ứng phó với bão số 12, nhất là hoàn lưu mưa sau bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại cuộc họp.

Đối với tuyến biển, Phó Thủ tướng lưu ý, các cơ quan liên quan cần phối hợp với các địa phương rà soát để đảm bảo an toàn cho các đối tượng, bao gồm: tàu, thuyền hoạt động trên biển cần di chuyển khỏi vùng nguy hiểm của bão, vào nơi tránh trú an toàn; khu vực nuôi trồng thủy hải sản, kiên quyết không để người dân nào ở lại chòi canh khi bão vào; khu vực các đảo phải đảm an toàn cho người và tài sản, kể cả khách du lịch.

Với tuyến trên bờ, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải rà soát, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm; đề phòng lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại nhà cửa và tính mạng người dân.

Dự báo, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 12 sẽ gây mưa lớn cho nhiều tỉnh miền Trung, do đó, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng cần phối hợp với các địa phương rà soát để đảm bảo an toàn cho các hồ thủy lợi và thủy điện.

"Bão số 13 dự báo sẽ vào Biển Đông vào sáng 12/11 và khoảng ngày 15/11 sẽ đe dọa nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung. Theo đánh giá cơn bão 13 có sức gió rất lớn, có thể giật cấp 15 nếu như không suy giảm.

Nếu bão 13 vào khu vực miền Trung có thể sẽ gây thiệt hại nặng nề nếu chúng ta chủ quan. Do đó, tôi đề nghị các địa phương cần gấp rút ứng phó với bão 12, mưa sau bão số 12 nhưng cũng cần sớm lên phương án ứng phó với cơn bão số 13", Phó Thủ tướng lưu ý.

Bão số 12 suy yếu thành áp thấp

Khoảng 10 giờ sáng nay, vùng tâm bão số 12 đã đi vào đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Vị trí tâm ATNĐ ngay trên đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo trong 12 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 10/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp trên khu vực Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Theo Vietnamnet

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

TIN MỚI

Return to top