ClockThứ Ba, 20/11/2018 14:29

Bế mạc Quốc hội: Cuộc “sát hạch” giữa nhiệm kỳ và những dấu ấn mới

Tại kỳ họp này, Quốc hội lần thứ 3 lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước.

Ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIVDự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làmSáng nay 16/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV hôm nay (20/11) họp phiên bế mạc, kết thúc 23 ngày làm việc. Dù thời gian làm việc ngắn nhưng nhiều phần việc quan trọng đã hoàn tất.

Lần thứ 3 lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn, không có trường hợp nào quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”. 48 chức danh đều ở ngưỡng an toàn, không ai phải từ chức hay đề nghị miễn nhiệm. Đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng của Quốc hội đối với hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã kết thúc 23 ngày làm việc

Cuộc “sát hạch” giữa nhiệm kỳ đã đi qua với số phiếu tín nhiệm cao-thấp được dành cho từng cá nhân cụ thể. Chắc chắn là có tâm tư, có trăn trở, lo lắng. Tâm tư bởi chưa hẳn đại biểu Quốc hội đã có đầy đủ thông tin để “chấm điểm” một cách chính xác. Trăn trở bởi có người từng được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhưng rồi lại bị cách chức, kỷ luật, thậm chí vướng vòng lao lý. Cũng không loại trừ khả năng lá phiếu bị tác động bởi yếu tố chủ quan. Thế nên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng lưu ý, trong thời gian diễn ra kỳ họp, hạn chế tối đa việc đại biểu Quốc hội dự giao lưu, tiệc tùng với bộ nọ, ngành kia.  

Nhưng chắc chắn, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ có những tác động tích cực đối với bộ máy hành chính, đối với những tư lệnh ngành để họ, với trách nhiệm của mình, cần hành động quyết liệt hơn nữa nhằm tạo nên dấu ấn.

Kỳ họp thứ 6 đã hoàn tất một công tác nhân sự quan trọng là bầu Chủ tịch nước. Với 99,79% đại biểu tín nhiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8, 100% đại biểu tiến cử Tổng Bí thư vào cương vị Chủ tịch nước. Đây là trọng trách nặng nề đối với ông khi vừa lãnh đạo Đảng, vừa điều hành công việc của Chủ tịch nước. Nhưng, với năng lực đã được chứng minh qua thời gian, cử tri tin tưởng Tổng Bí thư sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó, tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, xử lý thật nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước, cố tình tạo ra "lợi ích nhóm", "thân quen, cánh hẩu"…

Trong 9 Dự án Luật được thông qua lần này, đáng chú ý là Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua ngay trước phiên bế mạc. Sau 3 kỳ thảo luận với nút thắt là xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, do chưa đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao, Quốc hội đã quyết định để lại nội dung này để tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Đây là vấn đề lớn, có liên quan đến quyền sở hữu tài sản - quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp nên cần được cân nhắc hết sức kỹ lưỡng.  Khi đủ điều kiện chín muồi, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi thì mới quy định vào Luật. Tuy nhiên, không vì thế mà không thể xử lý loại tài sản này bởi Luật bổ sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Với sự thống nhất cao, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ 7 phê chuẩn Hiệp định này, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước trong hội nhập quốc tế và thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Kỳ họp cuối năm luôn đặt trọng tâm vào kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua 4 Nghị quyết về vấn đề này, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2019 từ 6,6-6,8% trên cơ sở GDP ước thực hiện của năm 2018 đạt và vượt mức 6,7%. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác định mục tiêu tăng trưởng năm 2019 bảo đảm tính thận trọng, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, tiếp tục tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và giải quyết các vấn đề xã hội.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiếp tục ghi nhận những đổi mới trong công tác điều hành và thảo luận, thể hiện một Quốc hội mở, dân chủ, gần gũi. Những vấn đề đặt trên bàn nghị sự của Quốc hội cũng chính là những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, cử tri cần được biết, được bàn luận để tìm ra giải pháp.

Hoàn thành một khối lượng lớn công việc trên tinh thần trách nhiệm cao với cử tri cả nước, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã để lại những dấu ấn quan trọng, tạo đà cho đất nước phát triển bền vững trong những năm sắp tới.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào tối 22/12, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong và lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã trao cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top