ClockThứ Sáu, 16/11/2018 09:18

Sáng nay 16/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cấm bán rượu, bia trên internet liệu có khả thi?Tiết giảm nạn lạm dụng rượu biaTừ 1/6 Luật trẻ em 2016 có hiệu lực: Nghiêm cấm bán rượu, bia cho trẻ em

Dự thảo Luật trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này gồm 7 chương, 38 điều, quy định các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia, bao gồm: biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tại dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến lần này, nhiều quy định đã được chỉnh lý như: về tên gọi của dự thảo Luật; về phạm vi điều chỉnh; về kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu bia.

Trong phiên họp tổ về nội dung này, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; chủ động có giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn thực trạng sử dụng rượu, bia đang có xu hướng gia tăng.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến cụ thể, tập trung vào một số nội dung: tên gọi của Luật; bố cục, phạm vi điều chỉnh; tính khả thi của dự án Luật; chính sách trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; quản lý rượu thủ công; cơ chế kiểm soát, chế tài xử phạt đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu, bia và tiêu dùng không đúng quy định; các hành vi bị nghiêm cấm; độ tuổi uống rượu, bia; kiểm soát việc quảng cáo rượu, bia…

Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp này tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu, bao gồm nhóm chính sách về quy định chung, nhóm chính sách về quản lý dự án, nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công.

Qua phiên thảo luận tại tổ, đa số ý kiến đại biểu tán thành cần sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chống thất thoát, lãng phí.

Các ý kiến tập trung làm rõ phạm vi điều chỉnh, áp dụng Luật; giải thích từ ngữ; bổ sung các lĩnh vực thuộc đối tượng đầu tư công; phân loại dự án đầu tư công; các hành vi bị cấm trong đầu tư công; thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư; biện pháp đầu tư công hiệu quả;

Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư; kế hoạch đầu tư công 3 năm; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng Nhân dân; tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án; thanh tra đầu tư công…

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Tổng kho Bia nhập khẩu giá tốt Vang F giá bao nhiêu? văn phòng luật sư hà nội uy tín
Return to top