ClockThứ Năm, 09/11/2023 16:27

Bổ sung nội dung dự thảo Luật Đấu giá tài sản, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh

TTH.VN - Liên quan Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh đã có những ý kiến tại buổi thảo luận tại tổ.

Ngày 9/11, Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024Ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận về một số dự án LuậtDự luật mới của Quốc hội Mỹ sẽ mở rộng quan hệ với ASEANLuật Đất đai (sửa đổi) giải quyết căn cơ vướng mắc, đáp ứng kỳ vọng của cử triNgày 2/11, Quốc hội thảo luận về thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn

Quang cảnh thảo luận tại tổ 4. Ảnh: quochoi.vn 

Trong Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, tổ 4 gồm các Đoàn ĐBQH: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lai Châu, Thừa Thiên Huế đã thảo luận các dự án luật trên.

Đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 25 điều, khoản. Ngoài ra, bổ sung thêm 1 điều mới quy định về: Tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quyền, nghĩa vụ và việc thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, trong đó có tính đến một số loại tài sản đặc thù, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Đồng thời, tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức đấu giá và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản..

Tham gia góp ý, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh) cho rằng, về tài sản pháp luật quy định phải xử lý bằng hình thức đấu giá, tại Khoản 1, Điều 1, dự thảo Luật đã loại bỏ nội dung: “Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng”, song, nội dung này cần cân nhắc giữ lại.

 Đại biểu Nguyễn Thanh Hải nêu ý kiến liên quan đến  Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: quochoi.vn

Ông Hải nói: "Theo quy định của Luật Đất đai và Luật Bảo vệ & phát triển rừng thì đấu giá là hình thức quan trọng để xác định tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận, cấp phép sở hữu quyền khai thác và quyền sử dụng, do vậy, việc giữ lại tài sản này sẽ phù hợp với các luật chuyên ngành".

Liên quan đến nội dung đào tạo nghề đấu giá, ông Hải đề nghị giữ lại quy định về thời hạn đào tạo 3 năm trở lên mới được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng kiến nghị cần có chế tài cho người trúng đấu giá trong trường hợp bỏ cọc; ngoài ra, về niêm yết đấu giá tài sản, cần bổ sung niêm yết tại UBND các địa phương, nơi có tài sản đấu giá.

Còn với Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, thảo luận tại tổ, các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Khắc phục những hạn chế, bất cập sau 15 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng (năm 2008), 20 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (năm 2003) và thực tiễn phát triển công nghiệp an ninh; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc thời bình và thời chiến.

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là rất cần thiết, nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài.

 Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu thống nhất về nội dung, bố cục Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Ảnh: quochoi.vn

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp gồm 7 chương và 73 điều. Nội dung Luật tập trung vào 5 chính sách nổi bật đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, gồm: Phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Hoàn thiện, sắp xếp, đổi mới hệ thống tổ chức công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh. Huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và Bảo đảm hiệu quả hoạt động động viên công nghiệp.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu thống nhất về nội dung, bố cục. Song, bà Sửu cho rằng, cần làm rõ mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh ở cả khâu nghiên cứu khoa học, sản xuất, trang thiết bị vũ khí, nhân lực và quản lý nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung, phân định một số nội dung để tạo ra sự phù hợp, tránh chồng chéo với các luật khác. Đối với nghiên cứu khoa học quốc phòng luôn phải xác định chủ thể đặt trong mối tương quan với các luật khác. Ngoài ra, chú ý đến các nội dung về làm chủ công nghệ khi tác chiến phi đối xứng; nguồn nhân lực đáp ứng công nghệ quốc phòng an ninh cần có tiêu chuẩn, điều kiện cần và đủ; xem xét lại một số khái niệm như, công nghiệp quốc phòng, an ninh; công nghệ lưỡng dụng; công nghệ lõi…

* Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều nay (9/11), tại Nhà Quốc hội, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

LT
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top