ClockThứ Sáu, 20/10/2023 16:22
Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VIII:

Các nghị quyết sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu trước mắt và lâu dài

TTH.VN - Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án (DA) đầu tư công; bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý; điều chỉnh phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2021 và năm 2022; thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050…là những nội dung đáng chú ý được HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 14, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/10.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu sẵn sàng phương án ứng phó mưa lũThông qua 14 Nghị quyết quan trọng về chỉnh trang hạ tầng đô thị HuếCác nghị quyết đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hộiCần rà soát, xem xét thu hồi các dự án chậm tiến độTập trung vốn đầu tư công để hoàn thành các chương trình, dự án trọng điểm

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu khai mạc kỳ họp 

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị: "Các đại biểu HĐND tỉnh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy trí tuệ, dân chủ thảo luận để xem xét thông qua các nghị quyết nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nguyện vọng của cử tri và Nhân dân".

Bổ sung vốn cho nhiều dự án

Tại kỳ họp, các nội dung về điều chỉnh phương án sử dụng vốn được HĐND tỉnh thảo luận, cho ý kiến và thông qua bằng nghị quyết.

Đối với việc điều chỉnh phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2021, đến nay, kinh phí còn lại chưa giao là 89,882 tỉ đồng dự kiến bố trí để thực hiện 3 DA: Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài; Quảng trường Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế; Mua sắm trang thiết bị y tế thiết yếu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên cơ sở rà soát tiến độ triển khai các DA, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh điều chỉnh phương án giảm nguồn vốn bố trí 3 DA trên để bố trí cho DA Đường Nguyễn Hoàng và cầu Vượt sông Hương số tiền 89,882 tỷ đồng.

Thông tin tại kỳ họp, năm 2022, HĐND đã bố trí nguồn vượt thu ngân sách tỉnh cho các DA đầu tư công số tiền 1.927,638 tỉ đồng. Sau khi rà soát số thực thu ngân sách tỉnh năm 2022, số vượt thu thực tế để bố trí cho các DA đầu tư công còn lại số tiền 1.673,338 tỉ đồng, giảm 254,3 tỉ đồng so với phương án đã bố trí. Trên cơ sở rà soát tiến độ thực hiện, UBND tỉnh trình, đề nghị HĐND tỉnh giảm bố trí vốn đối với 2 DA với số tiền 254,3 tỷ đồng.

Về phương án sử dụng nguồn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2022 bổ sung 41,581 tỉ đồng để thực hiện các DA liên quan đến các công trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế (27 tỉ đồng) và các công trình, DA quan trọng khác (14,581 tỉ đồng).

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng trình HĐND tỉnh việc giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023  nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý (vốn tập trung trong nước; nguồn thu sử dụng đất; nguồn chi đầu tư từ nguồn thu phí tham quan di tích, nguồn vượt thu ngân sách tỉnh năm 2021, năm 2022 và nguồn kinh phí đóng góp của thành phố Đà Nẵng cho dự án Hải Vân Quan); nguồn vượt thu xổ số kiến thiết năm 2022. Đồng thời, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các DA đầu tư công đối với các DA: Sửa chữa, nâng cấp đập La Ỷ, huyện Phú Vang (nay là TP. Huế); Chỉnh trang đường Khúc Lý – Mỹ Xuyên (Tỉnh lộ 6B), huyện Phong Điền.

Việc bổ sung kế hoạch đầu tư công 2021-2025 nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án quan trọng trong thời gian đến

Thông qua Quy hoạch tỉnh

Sau khi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương trình bày tóm tắt tờ trình về Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với việc đề nghị thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 về quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Ban thống nhất về quan điểm phát triển; mục tiêu phát triển; các khâu đột phá; phương hướng phát triển; phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội; phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và phát triển các khu chức năng; phương án phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật; phương án phát triển kế cấu hạ tầng xã hội; phương án phân bổ và khoanh vùng sử dụng đất đến năm 2030; phương án phát triển vùng liên huyện, vùng huyện; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên; phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; danh mục dự án ưu tiên; các nhóm giải pháp chủ yếu, nhằm cụ thể hoá mục tiêu “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh” theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Qua thẩm tra, Ban nhận thấy nội dung quy hoạch tỉnh được nghiên cứu công phu, nghiêm túc, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch và hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, liên kết giữa các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ.

 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương trình bày tờ trình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ban đề nghị UBND tỉnh cần bổ sung làm rõ những tiềm năng, thế mạnh trong mục tiêu, định hướng lớn của tỉnh; các khâu đột phá, phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực quan trọng, phương hướng tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội... hướng đến mục tiêu tổng quát là xây dựng trở thành tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. “Trên cơ sở báo cáo thẩm định Hội đồng thẩm định quốc gia, Ban đề nghị UBND tỉnh tiếp tục rà soát, tiếp thu ý kiến về các nội dung điều chỉnh, bổ sung tại Quy hoạch tỉnh đảm bảo sự thống nhất giữa quan điểm, mục tiêu, phương án phát triển, bố trí không gian phát triển và giải pháp thực hiện; đảm bảo tính chính xác về số liệu, thời gian”, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hoàng Phú nhấn mạnh.

Ngoài những nội dung trên, kỳ họp lần này còn thông qua các nghị quyết liên quan đến việc bổ sung loại khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại các mỏ đất làm vật liệu san lấp vào Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế; quy định tỷ lệ để lại phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cho tổ chức cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; bổ sung danh mục công trình, dự án thu hồi đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh năm 2023;… Đặc biệt, HĐND tỉnh cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định: "HĐND tỉnh đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 29 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Đây là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện mức độ tín nhiệm và sự ghi nhận, đánh giá công tâm, khách quan về những nỗ lực, kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Những người được lấy phiếu tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Ngoài ra, HĐND tỉnh đã thông qua 14 nghị quyết. Đây là những quyết sách quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tiễn của tỉnh, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển".

Ông Lê Trường Lưu đề nghị, ngay sau kỳ họp, các cấp, các ngành, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có kế hoạch triển khai đồng bộ các biện pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND tỉnh sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Return to top