ClockThứ Tư, 01/04/2020 16:01

Cách ly toàn xã hội là biện pháp cần thiết

TTH.VN - Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 16/CT- TTg “Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”. Chỉ thị có nhiều nội dung cấp thiết, trong đó có vấn đề cách ly toàn xã hội trong 15 ngày.

Người dân hạn chế ra đường, CNBCNV làm việc tại nhà15 ngày mấu chốtThủ tướng chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4Thủ tướng: Thần tốc, tranh thủ từng giờ, từng phút chống dịch COVID-19

UBNND thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền) thông báo tạm dừng tiếp nhận trực tiếp các thủ tục hành chính từ ngày 1-15/4. Ảnh: Hải Triều

Cách ly xã hội không phải là phong tỏa toàn quốc

Theo nội dung Chỉ thị: Thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4/2020 trên phạm vi toàn quốc theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, phải đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng...

Khi nghe thông tin này có nhiều người tỏ ra sốt ruột, lo lắng vì sợ bị “giam lỏng” tại nhà, không được đi ra ngoài. Nhiều người lo lắng mua đồ dùng tích trữ như đã từng diễn ra cách đây nửa tháng...Tuy vậy, đại đa số người dân đều ủng hộ cách ly để nhanh chóng khống chế dịch bệnh.

Trong đợt dịch COVID- 19 lần này, chúng ta đã từng ngheđến phong tỏa hay cách ly. Từ cách ly 1 xã (Sơn Lôi, Vĩnh Phúc), 1 tuyến phố (Trúc Bạch, Hà Nội), một thôn (Bình Thuận, Hải Phòng), 1 chung cư (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội), cho đến buộc cách ly tại nhà, cách ly tập trung, cách ly chữa bệnh... Gần đây, lại  cách ly một khu vực như ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Ở đây cần phải hiểu cách ly toàn xã hội như trong Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ là hình thức mức độ thấp nhằm không để tập trung đông người, hạn chế gặp gỡ giao lưu như thường ngày. Mục đích là không để lây nhiễm nếu ai đó đã có mầm bệnh nhưng chưa được kiểm tra, xét nghiệm. Cách ly nhằm không để lây lan dịch bệnh, hạn chế thấp nhất lây nhiễm giữa người với người, giữa một vài người với những nhóm cộng đồng xã hội.  Mức độ đưa ra không phải phong tỏa cả nước hay một vùng như các nước trên thế giới đang áp dụng. Kinh nghiệm về bùng phát dịch  đang diễn ra tại Mỹ, Italia, Tây Ban Nha là những ví dụ như thế. Mặc dù biết rõ dịch bệnh đã lan tới, đe dọa ở ngay địa phương nhưng người dân vẫn tập trung vui chơi, giải trí, tập trung đông người, không đeo hoặc kỳ thị với người đeo khẩu trang, thậm chí còn kỳ thị với những người châu Á. Khi dịch bệnh lây nhiễm tràn lan, không kiềm chế được mới cách ly, phòng ngừa thì đã quá muộn. Người nhiễm bệnh, người chết tràn lan tạo nên những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, sinh mạng con người, tốn kém kinh phí điều trị.

Cách ly toàn quốc khác với “tình trạng khẩn cấp” và  “giới nghiêm”hay  “thiết quân luật”. Chúng ta gọi cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc chứ không phải phong tỏa toàn quốc như nhiều người không hiểu hoặc đồn đoán. Tình trạng khẩn cấp trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm được Quốc hội khóa 12 thông qua năm 2007 đã nêu rõ vấn đề này. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hoặcChủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Giới nghiêm là hình thức cao và thường đi đôi với thiết quân luật. Theo Luật Quốc phòng Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 2018 thì giới nghiêm được áp dụng trong các trường hợp an ninh, trật tự ở một vùng hay quốc gia bị hỗn loạn hoặc thiên tai, dịch bệnh xảy ra đe dọa nghiêm trọng đến an toàn của đất nước. Khi đó chính quyền hành chính (dân sự) mất kiểm soát, cướp bóc, đe dọa tồn vong của nhà nước. Luật cũng quy định giới nghiêm được giao cho lực lượng quân sự điều hành toàn diện.

Đồng hành cùng toàn xã hội phòng, chống dịch

Hiện nay, dịch COVID- 19 lan rộng gây thảm họa lớn buộc một số nước phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm ở một số vùng hay toàn quốc là xuất phát từ thực tế đó. Với Việt Nam, Chính phủ đã lường trước, chủ động đề ra kịch bản, kế hoạch đối phó có hiệu quả nên ban hành biện pháp cách ly toàn xã hội như trong Chỉ thị 16 là vừa phải, đúng thực tế diễn biến tình hình. Khi cần thiết có thể nâng tầm công bố quốc gia nếu dịch bệnh lan nhanh, không thể kiểm soát...

Dịch COVID- 19 đang hoành hành trên 200 nước với hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, người chết đang tăng lên hàng giờ. Đây là thời gian “vàng” cho khống chế và đẩy lùi dịch bệnh trên cơ sở khoa học về sự lây lan của loại virus này. Không kiểm soát, không chế được dịch sẽ rất nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng  đến sức khỏe, tính mạng của người dân, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi toàn dân chung sức chống dịch COVID-19; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị; cả hệ thống chính trị đã quyết liệt vào cuộc cho thấy tính chất cấp bách chống dịch khi bước sang giai đoạn mới. Mỗi người cần hiểu rõ để tuân thủ, đoàn kết, đồng hành cùng toàn xã hội phòng, chống dịch. Trong thời điểm này không nên hoang mang, nhưng cũng không được chủ quan. Tin rằng “Chúng ta sẽ chiến thắng như đã từng chiến thắng...” theo như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng khẳng định.

Nguyễn An Hòa

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á:
Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

Những ngày vừa qua, chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng đã khiến các nhà chức trách ở Đông Nam Á tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, như lắp đặt máy quét thân nhiệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế và kêu gọi công chúng đeo khẩu trang.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
Không chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19

Trước thực trạng ca nhiễm COVID-19 ở một số tỉnh, thành tăng và diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống dịch: Duy trì và tổ chức tốt công tác điều trị theo mô hình tháp 3 tầng; chủ động chuẩn bị trang vật tư, nhân lực…

Không chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19
Những biến thể mới có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca COVID-19 nặng, nguy kịch tiếp tục có xu hướng giảm, so với tháng trước giảm 23,7%. Tuy nhiên WHO đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp...

Những biến thể mới có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp
Không chủ quan dù số ca mắc COVID-19 giảm sâu

Những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 giảm sâu, có ngày tới mức thấp nhất trong khoảng một năm trở lại đây. Đã có ý kiến cần công bố hết dịch, những diễn biến thực tế cho thấy tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó dịch và bảo đảm sức khỏe người dân.

Không chủ quan dù số ca mắc COVID-19 giảm sâu

TIN MỚI

Return to top