ClockThứ Hai, 24/04/2023 10:57

Không chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19

TTH - Trước thực trạng ca nhiễm COVID-19 ở một số tỉnh, thành tăng và diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp tăng cường phòng, chống dịch: Duy trì và tổ chức tốt công tác điều trị theo mô hình tháp 3 tầng; chủ động chuẩn bị trang vật tư, nhân lực…

Lấp đầy khoảng trống tiêm chủngLấy ý kiến chuyên gia với chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòngWHO cảnh báo đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều biến độngBộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch COVID-19Các bệnh viện “xốc lại” tinh thần phòng dịch

leftcenterrightdel
 Công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đang được đẩy mạnh

Từ đầu năm đến nay, hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm của tỉnh ghi nhận hơn 20 ca bệnh COVID-19 được theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế và tại nhà, không có trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong.

Trung tâm Y tế (TTYT) TX. Hương Trà đang theo dõi, hướng dẫn điều trị 3 ca COVID-19 trong cùng gia đình. Bệnh nhân đầu tiên là H.T.X.T, làm việc ở một khách sạn có dấu hiệu sổ mũi, nhức đầu, sốt, mất vị giác... Sau khi nghi ngờ, chị T. tự test, cho kết quả dương tính nên khai báo trạm y tế phường nơi chị cư trú. Sau khi có quyết định cách ly, 5 F1 trong gia đình chị T. cũng cách ly và theo dõi tại nhà. Vài ngày sau, thêm 2 người trong gia đình dương tính với SARS-CoV-2. Sau khi theo dõi tại TTYT thị xã, 2 bệnh nhân được về nhà cách ly, điều trị theo hướng dẫn.

BS. Trần Hữu Quang, Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ điều dưỡng TTYT TX. Hương Trà thông tin: “TTYT TX. Hương Trà đã sẵn sàng khu cách ly, điều trị khi có ca bệnh. Tại địa bàn nơi phát hiện 3 ca COVID-19 nói trên, trung tâm cũng hướng dẫn địa phương giám sát chặt chẽ và theo dõi diễn biến của bệnh trong cộng đồng”.

Toàn tỉnh có 5 cửa khẩu đường bộ, đường biển, đường hàng không, trong số đó Cảng biển Chân Mây và Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài có tần suất hoạt động cao. Từ đầu năm đến nay, lực lượng kiểm tra đã làm nhiệm vụ kiểm dịch trên 52 tàu xuất, nhập cảnh (12 tàu du lịch, 40 tàu hàng). Gần 5.800 hành khách, thủy thủ đoàn được giám sát thân nhiệt. Lực lượng chức năng cũng thực hiện nhiệm vụ tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài với 10 chuyến bay quốc tế cùng 70 hành khách nước ngoài và phi hành đoàn.

leftcenterrightdel
Kiểm tra thân nhiệt thủy thủ đoàn trên tàu quốc tế cập cảng Chân Mây 

Tất cả các hành khách, thuyền viên, thủy thủ, phi hành đoàn nhập cảnh… sau giám sát thân nhiệt, nếu có dấu hiệu sẽ tiến hành test COVID-19; trường hợp dương tính sẽ cách ly, theo dõi tại tàu. Tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, nếu phát hiện người nước ngoài qua test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, đơn vị phối hợp với Trung tâm Y tế TX. Hương Thủy áp dụng biện pháp phòng dịch. Khi nhà ga T2 của cảng hàng không hoàn thiện, số lượng các chuyến bay quốc tế nhiều hơn thì tần suất kiểm tra, giám sát dịch bệnh sẽ tăng lên.

ThS.BS.Trần Đạo Phong, Trưởng khoa Kiểm dịch Quốc tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: “Vừa chống dịch, vừa phục vụ phát triển kinh tế nên chúng tôi xác định tạo điều kiện thuận lợi để các tàu xuất, nhập hàng kịp thời, đúng giờ, đảm bảo lộ trình của họ. Điển hình là chuyến thực hiện nhiệm vụ trên tàu Sun Plus mới đây đến từ Panama mang số hiệu 9810977, đoàn kiểm dịch nỗ lực làm việc, kết thúc nhiệm vụ lúc 23h30”.

Thực hiện Công văn số 2116/BYT-DP của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cũng như Sở Y tế tỉnh cũng đã có Công văn 1346/BCĐ-YT nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh này. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vẫn duy trì cập nhật, báo cáo hàng ngày về các ca bệnh COVID-19.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4/2023. Dữ liệu bệnh nhân trong nửa đầu tháng 4 cho thấy, hơn 30% là người từ 50 tuổi trở lên, trẻ em chiếm 2-6%, tỷ lệ ca nặng 1,1-1,4% và đều là người cao tuổi, có bệnh nền... Đa phần bệnh nhân COVID-19 đợt này có triệu chứng nhẹ, tương tự các triệu chứng trước đây như ho, sốt, mệt mỏi…

Hiện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế trước tình hình biến đổi, xuất hiện của các chủng virus, các biến thể mới trong tương lai. Ông Michael Ryan, Giám đốc Điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của WHO cho biết, các loại vi rút đường hô hấp không chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn "bệnh lưu hành", thay vào đó chuyển sang giai đoạn hoạt động ở mức độ thấp với các đỉnh dịch xuất hiện theo mùa.

Tuy dịch COVID-19 được kiểm soát tốt trên địa bàn tỉnh, nhưng số liệu thống kê từ hệ thống giám sát chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”, nhiều trường hợp mắc bệnh không đến khai báo với cơ sở y tế. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 của tỉnh nằm ở mức trung bình thấp so với các tỉnh/thành phố khác. Do đó, ngành y tế tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 đạt tỷ lệ bao phủ vắc-xin liều cơ bản và các liều nhắc lại cho các nhóm đối tượng. Theo Sở Y tế, trước mắt phấn đấu tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi cơ bản đạt 100% và các mũi nhắc lại đạt tối thiểu 80%. Đồng thời, vận động người dân tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao.

PGS.TS.BS. Trần Kiêm Hảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh khẳng định: “Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác đối với dịch COVID-19. Tiếp tục rà soát, bổ sung các kịch bản phòng, chống dịch cụ thể để không bị động trước diễn biến dịch bệnh. Duy trì và tổ chức tốt công tác điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng để thu dung, cấp cứu, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19. Chúng tôi chú trọng chuẩn bị trang, thiết bị vật tư, nhân lực đáp ứng nhu cầu điều trị”.

Cùng với nhiều giải pháp, ngành y tế tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân. Để phòng, chống dịch hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng cần chủ động thực hiện theo thông điệp 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn), bên cạnh Vaccine + Thuốc + Điều trị + Ý thức người dân và các biện pháp khác.

Bài, ảnh: T. NINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch COVID-19 gia tăng ở Đông Nam Á:
Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân

Những ngày vừa qua, chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng nhanh chóng đã khiến các nhà chức trách ở Đông Nam Á tăng cường các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, như lắp đặt máy quét thân nhiệt tại các điểm nhập cảnh quốc tế và kêu gọi công chúng đeo khẩu trang.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan

Sau đợt nghỉ tết dài ngày, lượng người đến khám tại Bệnh viện Trung ương Huế tăng. Các bệnh phần lớn liên quan đến tiêu hóa, hô hấp, huyết áp… Lực lượng y, bác sĩ khá vất vả để xử lý và phân luồng điều trị.

Khám bệnh đầu năm, bác sĩ cảnh báo không nên chủ quan
Những biến thể mới có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca COVID-19 nặng, nguy kịch tiếp tục có xu hướng giảm, so với tháng trước giảm 23,7%. Tuy nhiên WHO đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp...

Những biến thể mới có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp
Không chủ quan dù số ca mắc COVID-19 giảm sâu

Những tuần gần đây, số ca mắc COVID-19 giảm sâu, có ngày tới mức thấp nhất trong khoảng một năm trở lại đây. Đã có ý kiến cần công bố hết dịch, những diễn biến thực tế cho thấy tuyệt đối không được chủ quan, tiếp tục thực hiện các biện pháp ứng phó dịch và bảo đảm sức khỏe người dân.

Không chủ quan dù số ca mắc COVID-19 giảm sâu
Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt

Dù chỉ là vết da trầy xước, nhưng nếu vùng bị thương có tiếp xúc trực tiếp nước bẩn, nước tù đọng, ngập lụt thì người dân tuyệt đối không chủ quan. Đây hoàn toàn có thể là “cửa ngõ” để những vi khuẩn nguy hiểm trong môi trường ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể, nhất là những vi khuẩn gây uốn ván, hay Whitmore.

Không chủ quan với vết thương trầy xước mùa ngập lụt
Return to top