ClockThứ Năm, 24/11/2022 18:11

“Cái gì dân đồng thuận, khó mấy cũng làm được"

TTH.VN - Đó là đúc kết được lãnh đạo xã Phong Bình (huyện Phong Điền) báo cáo đến Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Đảng ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam và hệ thống chính trị địa phương chiều 24/11.

Đổi mới chỉ đạo, điều hành, xây dựng hệ thống chính trị xã Bình Thành ngày càng vững mạnhGắn phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” với thực hiện nhiệm vụ chính trịGiảm nghèo bền vững, ổn định thu nhập cho người dânGiúp nhau thoát nghèoPhong Điền phấn đấu giảm hộ nghèo xuống dưới 2%

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm làng nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch 

Cùng làm việc còn có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài; các ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Phong Điền.,gũ bí thư chi bộ, trưởng thôn của xã Phong Bình tại buổi làm việc: “Cái gì dân đồng thuận khó mấy cũng sẽ làm được hết. Đảng viên nói được, làm được, dân sẽ nghe theo. Vì vậy, công tác dân vận đóng vai trò hết sức quan trọng xã”.

Đó là lý do, qua một năm (2022) triển khai hạ dần số hộ nghèo, toàn xã Phong Bình đã giảm được 13 hộ nghèo, giảm 2 hộ cận nghèo. Hiện, toàn xã còn 81 hộ nghèo, với 222 nhân khẩu; 82 hộ cận nghèo, với 257 nhân khẩu.

Không còn nhà tạm 

Để tiếp tục giảm số hộ nghèo, cận nghèo bền vững, Đảng ủy chỉ đạo UBND xã phát triển làng nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch. Tổ hợp tác đệm bàng được thành lập, cơ sở làng nghề được đầu tư trên diện tích hơn 2.000m2 đã đi vào hoạt động cuối năm 2019 và liên kết với công ty TNHH Hữu cơ Huế Việt để sản xuất ống hút và một số mặt hàng mỹ nghệ như: Dỏ xách, mũ, túi đựng hàng... tạo công ăn, việc làm ổn định cho 30 lao động tại cơ sở. Đến nay, đã có 3 công ty đứng ra thu mua, tổ chức sản xuất kinh doanh nghề đệm bàng, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân.   

Nghề lưới cước của Phong Bình hiện có nguồn thu nhập tương đối ổn định, thị trường tiêu thụ khá đa dạng, đáp ứng theo đơn đặt hàng của các đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trên địa bàn làng Vân Trình hiện có 10 đại lý thu mua bao tiêu sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 1.000 lao động trong và ngoài địa phương.

Được huyện Phong Điền đầu tư mặt bằng Khu TĐC Tân Bình, thôn Đông Phú xã gồm 30 lô đất ở, xã đã cấp đất cho 13 hộ nghèo chưa có nhà ở và đã hoàn thành xây dựng mới 13 nhà ở cho người dân. Như vậy, đến nay, trên địa bàn xã Phong Bình không còn nhà tạm. 

Đảng bộ xã Phong Bình có 19 chi bộ trực thuộc, với 213 đảng viên. Đây là lực lượng “nòng cốt” gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, bám cơ sở để thực hiện công tác “Dân vận khéo”; vận động người dân giao đất, giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình công cộng…

Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên thôn của xã hiện đã xuống cấp, thường xuyên ngập úng mùa mưa lụt cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa; tuyến đê chống lũ tiểu mãn cũng đã xuống cấp; kè chống sạt lở bờ sông Ô Lâu (đoạn qua thôn Hòa Viện - Vĩnh An - Vân Trình) nguy cơ sạt lở cao…

Phong Bình phải đi lên từ nông nghiệp 

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và lãnh đạo các ban của Đảng và huyện Phong Điền đã tiếp thu các ý kiến, nhất là từ đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn; đồng thời giải thích, làm rõ hơn những vấn đề mà các ý kiến quan tâm.

Buổi làm việc nhận được nhiều ý kiến của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ lưu ý, Phong Bình là xã nghèo khó khăn, lại là vùng thấp trũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão lụt. Đây là thực tế, nhưng Đảng ủy, chính quyền địa phương và người dân Phong Bình phải luôn trăn trở làm sao để huy động nguồn lực, phát triển đi lên, thoát khỏi xã khó khăn.

Làm nông nghiệp khó giàu, nhưng Phong Bình phải đi lên từ nông nghiệp để trở nên giàu có, thành vùng trù phú về nông nghiệp. Với 700 ha đất trồng lúa, nếu có những nguồn giống lúa tốt thì, sẽ mang lại giá trị kinh tế lớn hơn, người dân ổn định cuộc sống hơn. Ngoài tiếp giảm nghèo bền vững, cả hệ thống chính trị của xã Phong Bình phải tập trung để thực hiện đạt các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, tiến tới xã nông thôn mới nâng cao.

Muốn vậy, cán bộ, đảng viên phải thực sự làm gương để thay đổi nhận thức người dân trong thực hiện các phong trào thi đua giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; phát huy tinh thần dân chủ, đoàn kết, thống nhất từ trên xuống dưới. 

Sản phẩm làng nghề truyền thống ở Phong Bình đã tạo nhiều công ăn, việc làm cho phụ nữ

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo, tổ chức Đảng và đảng viên xã Phong Bình phải không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực lãnh, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng của Tỉnh ủy mang lại hiệu quả, sát với thực tế; không ngừng củng cố mạng lưới dân vận ở cơ sở.

Mỗi cán bộ cán bộ, đảng viên, đội ngũ làm công tác dân vận cơ sở phải am hiểu chính sách để truyền đạt giải đáp thỏa đáng những vướng mắc của người dân; tăng cường công tác dân vận, vận động quần chúng; gần gũi, lắng nghe ý kiến người dân, nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong người dân; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Bài, ảnh: ANH PHONG

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Đồng bộ giải pháp giảm nghèo

Với nhiều mô hình và cách tiếp cận để hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo hiệu quả, giai đoạn 2022 - 2024, phường Hương Sơ (TP. Huế) đã giảm được 89 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo từ 123 hộ xuống còn 34 hộ vào thời điểm cuối tháng 10/2024.

Đồng bộ giải pháp giảm nghèo
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo

Tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác giảm nghèo bền vững (GNBV) trong 9 tháng đầu năm 2024, qua rà soát đến thời điểm hiện tại, số hộ thoát nghèo trên địa bàn huyện là 565 hộ; trong đó, có 358/477 hộ cận nghèo, 207/196 hộ nghèo (vượt so với chỉ tiêu đăng ký đầu năm). Đây là minh chứng cho sự nỗ lực, đồng lòng của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân Phú Vang.

Tận tâm hơn nữa với công tác giảm nghèo
Return to top