ClockThứ Tư, 24/05/2023 07:06

Cầm cự để qua cơn bĩ cực

Theo kế hoạch, trong tháng 6 sắp tới, của Công ty TNHH  Pouyuen Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh – một công ty có số lượng công nhân đông đảo trong lĩnh vực dệt may - sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với hơn 5.700 nhân công. Trước đó vào tháng 3/2023, đã có 2.358 công nhân bị sa thải. Mặc dù công ty này có chế độ chính sách hợp lý cho những người bị mất việc, nhưng con số này cũng cho thấy, ngành dệt may đang đứng trước một “cơn bĩ cực” với rất nhiều khó khăn.

Lượng hàng tồn kho tăng 25%; đơn hàng giảm giá đến 50% là tình hình chung của toàn ngành dệt may và tình hình này là “xấu hơn kịch bản đã lường trước”, là chia sẻ của người đứng đầu một doanh nghiệp ở lĩnh vực này. Lạm phát và lãi suất tại nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn ở mức cao, cộng một số nguyên nhân khác như cuộc chiến giữa Nga và Ucraina tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế thế giới…là các nguyên nhân dẫn đến việc giảm sốc ở nhu cầu tiêu dùng.

Chưa đến mức phải “ăn vào chính mình” theo kiểu chuyển nhượng doanh nghiệp (DN), bán cổ phần với mức giá rất thấp… để giải quyết áp lực trả nợ, nhưng các DN cũng phải tái cơ cấu lại sản xuất bằng cách cho nghỉ luân phiên hoặc cắt giảm lao động, tinh gọn bộ máy sản xuất, giảm giờ làm hoặc sản xuất cầm chừng chờ qua thời kỳ khó khăn đang bao trùm. Tại thị trường Việt Nam, do đây là một lĩnh vực thu hút một lực lượng lao động cực kỳ lớn nên áp lực mất việc là điều mà công nhân dệt may đang phải đối diện. Kèm theo đó là những vấn đề khác về an sinh và điều này là một thách thức không chỉ đối với dệt may mà còn với nhiều hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Trong khi chờ đợi những động thái mới như cơ chế cho các gói chính sách hỗ trợ để giảm lãi suất 2% cho các DN phục hồi kinh tế từ gói 40.000 tỷ; hoặc giúp các DN – trong đó có dệt may cơ cấu lại thời gian trả nợ, hoặc giữ nguyên các nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn… nhiều DN dệt may đã phải tự mình xoay xở đơn hàng, kể cả những đơn hàng nhỏ, lẻ trước đây chưa từng làm, hoặc không phải là thế mạnh của mình để duy trì sản xuất, giữ và chia sẻ khó khăn với người lao động. Một số khác không tiến hành sa thải hàng loạt như Pouyuen mà chọn cách rỉ rả, từng bước một để không tạo ra một “sang chấn” cho cả DN lẫn lực lượng lao động.

Cho đến hiện tại, người lao động ở Dệt may Huế vẫn đang ổn định, dù công ty phải xoay xở để có đơn hàng là chia sẻ của người có trách nhiệm ở Công ty Dệt may Huế trong cuộc trò chuyện mới đây. Chấp nhận thị trường ngách, đi vào sản xuất những đơn hàng nhỏ theo yêu cầu; đầu tư thêm máy móc để có thể tự hoàn thiện các công đoạn theo hướng tinh hơn, có chất lượng hơn là điều mà Dệt may Huế đang thực hiện.

Đây cũng là quãng thời gian nhiều công ty ở lĩnh vực dệt may đang tự tái cơ cấu và hoàn thiện hệ sinh thái lao động của mình, dù không biết thời gian cầm cự, xoay xở đủ chiều này còn đến bao lâu, có như kịch bản mới đã mường tượng và xây dựng như một cách để chờ “ngày thái lai’!

LÊ AN BÌNH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024

Trong Tháng Công nhân, các cấp Công đoàn Y tế Việt Nam triển khai nhiều hoạt động mang đến lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Nhiều công đoàn cơ sở tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao mang đến món quà tinh thần cho đoàn viên, người lao động; thăm hỏi động viên và trao hỗ trợ cho những đoàn viên gặp hoàn cảnh khó khăn.

Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế năm 2024
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Return to top