ClockThứ Hai, 28/08/2023 15:26

Cần giải thích rõ hơn về khái niệm “người gốc Việt”

TTH.VN - Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV được khai mạc sáng 28/8, Phó Trưởng đoàn đại biểu ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã có những góp ý liên quan đến dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Sửa đổi Luật Tài nguyên nước: Cần bổ sung quy định về bảo vệ nước mặtUỷ Ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn: Tập trung đi thẳng vào vấn đề, đúng trọng tâm, trọng điểmTuổi thọ văn bản quy phạm pháp luật, các luật đang ở mức thấp

Hội nghị diễn ra tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: quochoi.vn 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là Hội nghị ĐBQH chuyên trách cho ý kiến về số lượng các dự án (DA) luật nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Các DA luật này đều là những DA luật rất quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận và ĐBQH, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan soạn thảo nên cần tiếp tục được cân nhắc, thảo luận một cách kỹ lưỡng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ĐBQH tiếp tục quan tâm cho ý kiến đối với những vấn đề lớn và những vấn đề quan trọng đối với từng DA luật về kỹ thuật lập pháp, nguyên tắc áp dụng pháp luật, điều khoản chuyển tiếp; cho ý kiến đối với các nội dung còn có ý kiến khác nhau để có nghiên cứu, phân tích, tính toán lựa chọn phương án tốt nhất. Đồng thời, kỳ vọng, các đại biểu sẽ tham gia ý kiến sâu sắc, tâm huyết về các vấn đề của dự thảo luật cũng như những vấn đề thực tiễn đặt ra để tiếp tục hoàn thiện đảm bảo chất lượng cao nhất các DA luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các ĐBQH đã thảo luận tại tổ và hội trường về DA Luật Căn cước. Đã có 151 lượt ý kiến ĐBQH phát biểu. Đa số ý kiến tán thành về sự cần thiết ban hành Luật; đánh giá cao việc chuẩn bị hồ sơ DA Luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh; cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Luật và góp ý nhiều vấn đề cụ thể.

Gợi mở vấn đề thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu tập trung cho ý kiến về một số nội dung cơ bản: Tên gọi của dự thảo luật hiện vẫn còn hai loại ý kiến khác nhau; thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia; thu thập cập nhật khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước; việc chỉnh lý từ 24 trường thông tin thành 26 trường thông tin; quy định về chia sẻ thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước; tích hợp thông tin vào thẻ căn cước; bảo đảm điều kiện cho hoạt động quản lý căn cước…

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao cơ quan soạn thảo cùng cơ quan thẩm tra đã có nghiên cứu sâu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các đại biểu đã nêu.

Về tên gọi luật, đại biểu cho rằng nên đổi tên DA luật thành Luật Căn cước, tuy nhiên cần rà soát, phân tích, tích hợp các nội dung đã được nêu trong ưu điểm của phương án tên gọi Luật Căn cước công dân, đồng thời cần khắc phục những hạn chế của phương án đã chọn bằng chính những chế định, điểm, khoản, điều trong dự thảo Luật. Đặc biệt là các hạn chế về thủ tục hành chính, lãng phí ngân sách, chi phí xã hội khi thay đổi các giấy tờ liên quan.

Về giải thích từ ngữ, đại biểu cho biết, thực tế khái niệm “người gốc Việt” đã được bổ sung vào khoản 17 Điều 3. Theo đó, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch là người đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc có ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ là công dân Việt Nam hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam, nhưng chưa xác định được quốc tịch. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy sẽ gây ngộ nhận, vì vậy, cần bổ sung, sửa đổi để thể hiện rõ ràng hơn nội dung về quan hệ thân tộc đối với khái niệm này.

Đại biểu cũng đề nghị bổ sung tính khu biệt ở Điều 23 và băn khoăn đến nội dung cấp quản lý căn cước.

Liên quan đến trình tự cấp thẻ căn cước quy định tại Điều 24, bà Sửu cho rằng, cần xem xét, đánh giá thêm về độ tuổi cấp thẻ căn cước đối với công dân dưới 16 tuổi ngay trong thời gian này để thông qua tại Kỳ họp thứ 6, để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đảm bảo tính khả thi.

Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV diễn ra từ ngày 28-30/8. Hội nghị sẽ thảo luận một số nội dung của 9 dự án luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV diễn ra từ ngày 28-30/8. Hội nghị sẽ thảo luận một số nội dung của 9 DA luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
THỌ VƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Chiều 22/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt nhằm thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo lần 1, Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Quảng Điền huy động hiệu quả các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Ngày 22/11, UBND tỉnh tổ chức diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng năm 2024. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh mạng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số bền vững tại địa phương.

Diễn tập thực chiến ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
Thời tiết ngày 21/11: Trung Bộ có mưa dông rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120 mm, cục bộ có nơi trên 180 mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100 mm/6 giờ).

Thời tiết ngày 21 11 Trung Bộ có mưa dông rất to
Return to top